Tại sao bạn lại đổ mồ hôi ban đêm khi ngủ?

12-10-2021, 11:10 am 876

Đổ mồ hôi ban đêm gây khó chịu và khiến bạn khó ngủ ngon. Ban đầu nó có vẻ vô hại nhưng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi chúng xảy ra từ đêm này qua đêm khác.

Đổ mồ hôi khi ngủ gây khó chịu và khiến bạn khó ngủ ngon. Nó có vẻ vô hại nhưng khi chúng xảy ra từ đêm này qua đêm khác, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ảnh hưởng đến việc mất ngủ. Và cuối cùng ai có thời gian để giặt giũ thường xuyên?

Nhiệt độ cơ thể dao động suốt đêm đối với tất cả mọi người. Trong một số giai đoạn của giấc ngủ, hệ thống thần kinh được kích hoạt dẫn đến đổ mồ hôi. Khi buổi sáng gần tới, thân nhiệt sẽ giảm nhẹ một cách tự nhiên. Thực tế đây là một phần của nhịp sinh học cơ thể nhưng bạn nên hành động nếu thấy khó ngủ.

Môi trường ngủ, điều kiện y tế và loại thuốc dùng đều khiến bạn đổ mồ hôi vào ban đêm. Tin tốt là nhiều vấn đề trong số này rất dễ giải quyết. Cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu lý do bạn đổ mồ hôi vào ban đêm và làm thế nào để ngủ thoải mái hơn.

01.

Nguyên nhân phổ biến gây mồ hôi vào ban đêm

Mọi người thỉnh thoảng cảm thấy nóng bức vào ban đêm. Đó là hệ quả điển hình khi thân nhiệt làm bạn đổ mồ hôi khi ngủ.

Tuy nhiên, ra mồ hôi ban đêm lại khác. Nó xảy ra hàng đêm hoặc hầu hết các buổi tối. Khi này, mồ hôi ra rất nhiều, thấm vào quần áo và giường. Đây được xem là một triệu chứng phổ biến của tình trạng bệnh lý.

Dưới đây là những nguyên nhân tiềm ẩn gây đổ mồ hôi vào ban đêm.

Môi trường ngủ

Nhiều người thích vặn máy điều nhiệt và rúc bên dưới chăn bông lớn khi ngủ. Điều này khá dễ chịu khi chìm vào giấc ngủ nhưng sau đó bạn sẽ thức dậy vào nửa đêm với ga giường ướt đẫm mồ hôi.

Vì vậy môi trường ngủ đóng vai trò lớn trong thân nhiệt và cách bạn ngủ ngon thế nào. Quần áo ngủ, bộ đồ giường, nệm và nhiệt độ trên bộ điều nhiệt là một phần của môi trường ngủ.

đổ mồ hôi ban đêm

Vấn đề y tế

Đổ mồ hôi ban đêm thường là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn. Nếu bị đồ mồ hôi nhiều vào ban đêm, việc đi khám bác sĩ và chẩn đoán tình trạng là điều quan trọng.

The Mayo Clinic cung cấp danh sách dài các điều kiện y tế gây ra mồ hôi ban đêm. Một số nguyên nhân y tế phổ biến bao gồm:

  • Chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis): Gần 3% người Mỹ mắc chứng bệnh này và ra mồ hôi nhiều suốt cả ngày. Đổ mồ hôi thậm chí còn tồi tệ hơn vào ban đêm, đặc biệt là môi trường ngủ quá ấm.
  • Nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn: Khi đổ mồ hôi đêm đột ngột kèm theo các triệu chứng khác, bạn có thể đang sốt do nhiễm trùng. Nó có thể là dấu hiệu bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như bệnh lao, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, áp xe,...
  • Rối loạn nội tiết tố: Cường giáp là nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi ban đêm do nội tiết tố. Pheochromocytoma, rối loạn nội tiết tố do khối u tuyến thượng thận và hội chứng carcinoid là 2 nguyên nhân tiềm ẩn khác.
  • Ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác: Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có nguy cơ đổ mồ hôi đêm cao gấp 3 lần so với người khác. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này do huyết áp tăng lên khi cơ thể thiếu oxy.
  • Lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Lo lắng có tác động rõ rệt đến cơ thể khiến chúng ta luôn ở tình trạng chống chọi hoặc lẩn trốn suốt ngày. Một trong những triệu chứng lo lắng là tăng tiết mồ hôi, kể cả ban đêm.
  • Hạ đường huyết: Đổ mồ hôi là dấu hiệu phổ biến khi lượng đường huyết hạ thấp. Nếu bạn bị đổ mồ hôi đêm và các dấu hiệu khác của hạ đường huyết như chóng mặt, run rẩy, tim đập nhanh, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
  • Mãn kinh, tiền mãn kinh và nội tiết tố biến động: Chúng ta đều biết mãn kinh và tiền mãn kinh gây ra các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên nó cũng xảy ra trong và sau khi mang thai. Mồ hôi có thể ra suốt cả ngày nhưng trầm trọng hơn vào ban đêm.
  • Testosterone thấp: Đối với nam giới, lượng testosterone thấp có thể gây đổ mồ hôi đêm. Điều này thường đi kèm với các triệu chứng khác như năng lượng thấp, thay đổi tâm trạng,...
  • Tình trạng thần kinh: Mặc dù không phổ biến nhưng những tình trạng thần kinh sẽ làm tăng tiết mồ hôi. Đó có thể do triệu chứng đột quỵ, bệnh thần kinh tự chủ, chứng khó đọc và chứng cơ bắp sau chấn thương.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: GERD và đổ hôi đêm thường đi đôi với nhau. Điều này do axit dạ dày thấm vào thực quản khi cơ thể nằm thẳng. Khi axit kích thích mô thực quản, mồ hôi sẽ tiết ra.
  • Ung thư: Khi đi kèm với các triệu chứng khác, đồ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu ban đầu của một số loại ung thư.
  • Giấc mơ: Những giấc mơ có thể khiến bạn đổ mồ hôi, đặc biệt khi căng thẳng. Nếu bạn tái phát chứng kinh hoàng ban đêm, việc thức dậy với cơn mồ hôi sẽ thường xuyên hơn.
  • Bệnh viêm động mạch Takayasu: Trong chứng rối loạn này, tình trạng viêm làm tổn thương các mạch máu. Sốt và đổ mồ hôi đêm là 2 dấu hiệu cảnh báo sớm trong giai đoạn đầu của bệnh.
  • Béo phì: Chất béo bổ sung chất cách nhiệt cho cơ thể, tác động đến khả năng điều chỉnh thân nhiệt. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây ngưng thở, một nguyên nhân khác gây đổ mồ hôi đêm.

Thuốc men

Khi dùng thuốc theo toa, bạn thường nhìn lướt qua tờ thông tin mà dược sĩ đưa rồi đặt qua một bên. Nếu bị đổ mồ hôi ban đêm, bạn nên kiểm tra xem chúng có tác dụng phụ không. Nhiều loại thuốc phổ biến chính là nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi đêm. Một trong số này bao gồm:

  • Thuốc SSRI được dùng để điều trị trầm cảm và lo lắng
  • Ibuprofen và aspirin
  • Liệu pháp hormone (còn được gọi là liệu pháp thay thế hormone)
  • Thuốc trị đau nửa đầu
  • Thuốc trị tiểu đường như insulin
  • Thuốc ức chế bơm proton dùng để điều trị trào ngược axit
  • Opioid
  • Hóa trị liệu

 

02.

Giải pháp cho việc đổ mồ hôi đêm

Bất kể nguyên nhân ra mồ hôi là gì, những giải pháp này có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng này.

Cải thiện môi trường ngủ

The National Sleep Foundation đề xuất nhiệt độ phòng từ 60-67 độ F để có giấc ngủ ngon nhất. Hãy vặn nhỏ máy điều nhiệt trong vài đêm và xem liệu nó có tạo ra sự khác biệt trong giấc ngủ. Bạn có thể tăng cường lưu thông khí cho phòng bằng cách mở cửa sổ hoặc bật quạt.

Bộ đồ giường cũng có thể khiến bạn quá nóng, đặc biệt là nệm dày. Khi chìm vào giường ngủ, bạn sẽ nhanh chóng được bao bọc bởi hơi ấm. Một tấm topper làm mát khi này sẽ làm giường trở nên thoải mái hơn.

Khi này, bạn có thể chuyển sang loại ga giường nhẹ và mặc quần áo thoáng khí. Chất liệu hút ẩm sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Đồng thời, tấm bảo vệ cũng đảm bảo mồ hôi không làm bẩn nệm.

Hạ nhiệt độ

Nếu mẹo trên không hiệu quả, bạn hãy thử đặt túi chườm mát dưới gối để giảm thân nhiệt qua đêm. Khi việc đổ mồ hôi làm gián đoạn giấc ngủ, việc chườm túi đá hoặc nước lạnh giúp hạ nhiệt nhanh chóng. Một số người bị chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm thường đặt cốc nước đá cạnh giường để nhâm nhi khi cần thiết

đổ mồ hôi đêm

Vệ sinh giấc ngủ tốt hơn

Vệ sinh giấc ngủ đề cập đến thói quen hàng đêm giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn. Điều này thường bao gồm việc đi ngủ cùng một thời điểm mỗi ngày, giữ phòng tối và hạn chế thời gian sử dụng thiết bị trước khi ngủ. Tập thể dục thường xuyên còn giúp mọi người ngủ ngon hơn nhưng thời điểm quá gần giờ đi ngủ sẽ gây đổ mồ hôi đêm.

Khi này, kéo giãn cơ, hít thở có chánh niệm và thư giãn cơ bắp liên tục giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn khi bạn hay đổ mồ hôi đêm do suy nghĩ nhiều, lo lắng.

Jennifer Miller, PT, DPT cho rằng: “Tôi thường khuyến khích bệnh nhân tập động tác kéo giãn hoặc yoga trước khi ngủ để giảm căng thẳng. Tôi cũng khuyên bạn nên tắm trước khi ngủ để giảm căng thẳng, đồng thời thân nhiệt cũng tự động giảm sau khi rời vòi hoa sen cũng giúp bạn ngủ ngon hơn”.

Không ăn nhiều bữa trước khi ngủ

Chắc hẳn bạn đã từng nghe ăn khuya gây tăng cân. Đây quả thực là một huyền thoại nhưng bạn vẫn không nên ăn nhiều bữa gần giờ đi ngủ.

Nếu ăn ngay trước khi đi ngủ, hệ tiêu hóa vẫn phải làm việc chăm chỉ sau khi bạn đặt đầu xuống gối. Do bạn không còn đứng thẳng, axit dạ dày sẽ thấm xuống thực quản, tăng tỷ lệ trào ngược dạ dày GERD.

Những người mắc GERD thường đổ mồ hôi về đêm. Nếu bạn bị chứng bệnh này (ngay cả khi không ăn trước khi ngủ) và ra mồ hôi đêm, thuốc chống trào ngược là một phương pháp điều trị được chứng minh hiệu quả cho cả 2. Đôi khi, việc nằm kê cao gối hoặc dùng gối nêm cũng giúp kiểm soát các triệu chứng GERD.

Tránh ăn cay vào bữa tối

Ngoài việc không ăn trước khi ngủ, bạn nên tránh ăn cay vào bữa tối. Chúng gây đỏ mặt, dẫn đến đổ mồ hôi đêm. Thức ăn cay cũng gây ợ nóng và làm trầm trọng thêm cho bệnh GERD, một nguyên nhân gây ra mồ hôi đêm.

Hạn chế caffeine

Tiêu thụ caffeine có liên quan đến chứng đổ mồ hôi đêm do đó là chất kích thích. Nó làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và kích thích tuyến mồ hôi. Caffeine cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ đêm, đặc biệt khi bạn nhạy cảm với nó. Hãy cố gắng hạn chế caffeine vào buổi sáng và xem liệu nó có giúp bạn ngủ thoải mái hơn không.

ra mồ hôi đêm

Gặp bác sĩ

Nếu gặp vấn đề sức khỏe gây đổ mồ hôi đêm, điều quan trọng là hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn gặp các triệu chứng như sụt cân không rõ nguyên nhân. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng hiện tại cũng như thu thập chi tiết tiền sử bệnh. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây đổ mồ hôi.

Trước khi hẹn, bạn nên ghi nhớ thói quen ngủ để ghi lại triệu chứng đổ mồ hôi đêm và các triệu chứng khác như mệt mỏi. Đừng quên theo dõi mức tiêu thụ caffeine và giờ ăn, viết ra giờ tập thể dục và khi đi ngủ. Bạn càng ghi chi tiết càng tốt.

Giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm là cách điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, có những vấn đề y tế không dễ xử lý, ngay cả với bác sĩ. Trong trường hợp này, bạn hãy thử các mẹo ở trên để giảm bớt triệu chứng.

 

03.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào tôi nên lo lắng về chứng đồ mồ hôi ban đêm?

Nếu ra mồ hôi đêm làm gián đoạn giấc ngủ và làm bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm giải pháp. Nếu vấn đề kéo dài từ 2 tuần trở lên, đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Đổ mồ hôi đêm có nghiêm trọng không?

3% dân số phải đổi mặt với chứng đổ mồ hôi đêm. Đôi khi vấn đề này chỉ do khí hậu, nhiệt độ phòng hoặc giường không phù hợp. Nếu việc thường xuyên đổ mồ hôi đêm khiến bạn mất ngủ, đã đến lúc tìm đến chuyên gia giúp đỡ. Hầu hết nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm không phải nghiêm trọng như nó không bao giờ gây đau đớn khi kiểm tra.

Căng thẳng có thể gây đổ mồ hôi đêm không?

Đổ mồ hôi thường do các vấn đề nội tiết, đôi khi do căng thẳng gây ra. Nếu bạn đang gặp tác dụng phụ khác từ căng thẳng/ lo lắng cùng chứng đổ mồ hôi đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị.

Đồ mồ hôi đêm có giúp bạn giảm cân không?

Có, đổ mồ hôi đêm sẽ giúp bạn giảm trọng lượng nước nhưng quá trình này thường nhẹ và không kéo dài. Chúng tôi không khuyên bạn nên cố tình đổ mồ hôi ban đêm để giảm cân.

Nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi ban đêm là gì?

Các vấn đề về nội tiết, cảm lạnh thông thường, cúm, tiểu đường và mang thai là một số nguyên nhân phổ biến gây ra mồ hôi.

 

04.

Kết luận

Đổ mồ hôi đêm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi quá nóng, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong ngày, dẫn đến thiếu ngủ, khó tập trung và kiệt sức. Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm là các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn tuyến giáp, ung thư và bệnh lao.

Khi ra mồ hôi đêm do môi trường, giải pháp xử lý lại khá đơn giản. Bạn hãy giảm thân nhiệt trước khi đi ngủ để khắc phục vấn đề. Cắt giảm lượng caffeine và các bữa ăn trước khi ngủ để giảm tình trạng nóng bức. Nếu đổ mồ hôi đêm nhiều hoặc do tình trạng bệnh lý, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra giải pháp.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giảm thiểu được chứng bệnh cho giấc ngủ sâu dài. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Changagoidemdep.vn.

Theo eachnight.com - By Ngọc Nguyễn 

Đánh giá0 đánh giá về Tại sao bạn lại đổ mồ hôi ban đêm khi ngủ?

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
08-12-2023, 5:07 pm     173
Nếu bạn đang phân vân không biết nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon giấc và tốt cho sức khỏe thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay thắc mắc này!
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
30-07-2022, 11:35 am     547
Đau thần kinh tọa không phải là cơn đau thắt lưng thông thường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về định nghĩa đau thần kinh tọa cũng như cách kiểm tra xem bạn có mắc bệnh không.
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
20-07-2022, 10:07 am     754
Dù đã sẵn sàng đi ngủ, bạn vẫn cầm điện thoại lên, kiểm tra email, mạng xã hội, nhắn tin với bạn bè. Vậy công nghệ có thực sự kiểm soát giấc ngủ của chúng ta?
Làm thế nào để nằm ngửa khi ngủ?
Làm thế nào để nằm ngửa khi ngủ?
09-10-2021, 4:15 pm     764
Tư thế ngủ còn góp phần vào tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau lưng. Trong đó, nằm ngửa là 1 trong những tư thế được các bác sĩ khuyến khích nhất.
Tập thể dục thế nào để ngủ ngon hơn?
Tập thể dục thế nào để ngủ ngon hơn?
05-10-2021, 9:47 am     633
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tinh thần. Chỉ 10 phút tập thể dục nhịp điệu hàng ngày đã giúp giảm thiểu nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
8 lợi ích và cách thức dậy sớm hiệu quả
8 lợi ích và cách thức dậy sớm hiệu quả
30-09-2021, 10:24 am     767
Dậy sớm là bí quyết tăng năng suất của nhiều người thành công. Điều này không chỉ giúp bạn khởi đầu cho ngày mới mà còn nhiều thời gian để hoàn thành những việc lặt vặt.
Đánh giá

125 đánh giá

messenger