Chứng tê liệt khi ngủ là gì? Nguyên nhân và giải pháp gây tê liệt giấc ngủ

24-01-2022, 4:41 pm 1486

Chứng tê liệt khi ngủ thường do căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Bài viết dưới đây thảo luận về chứng tê liệt khi ngủ, cảm giác, các triệu chứng dẫn đến và ai có nguy cơ mắc bệnh. 

Nếu mắc chứng tê liệt khi ngủ, có lẽ đã bạn đã quen với việc nghe hoặc nhìn thấy một vài thứ không nên nhìn thấy, hoặc tệ hơn bạn cảm thấy mình không di chuyển hoặc chạy trốn khỏi trí tưởng tượng của chính mình. Đừng quá lo lắng vì những gì bạn chỉ kéo dài vài phút và nhiều người cũng gặp phải hiện tượng tương tự.

Chứng tê liệt khi ngủ thường do căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Trên khắp thế giới, nhiều người phải trải qua chứng tê liệt và đã có nhiều lý thuyết về nguyên nhân của nó.

Bài viết dưới đây thảo luận về chứng tê liệt khi ngủ, cảm giác, các triệu chứng dẫn đến và ai có nguy cơ mắc bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân cùng cách ngăn ngừa chứng rối loạn.

Bệnh tê liệt khi ngủ là gì?

Tê liệt khi ngủ hoặc loạn trương lực cơ là thuật ngữ được dùng để mô tả chứng rối loạn giấc ngủ. Đó là hiện tượng xảy ra từng đợt trong chu kỳ ngủ, bao gồm tê liệt tạm thời, khó thở, ảo giác hoặc cảm giác sợ hãi. Theo nghĩa đen, Atonia đồng nghĩa với việc cơ bắp mất chuyển động. Tuy nhiên, trong trường hợp tê liệt khi ngủ, bạn sẽ không bị mất chuyển động cơ. Thay vào đó, cơ chế của chu kỳ ngủ sẽ tạm thời ngăn không cho chuyển động cơ xảy ra.

Tình trạng tê liệt khi ngủ là một phần bình thường của giấc ngủ REM. Tuy nhiên, nó được coi là chứng rối loạn khi nó xảy ra bên ngoài giấc ngủ REM. Nó có thể xảy ra ở người khỏe mạnh, cũng như người có chứng ngủ rũ, rối loạn vận động và ảo giác hạ đường huyết.

Có một sự thật thú vị, giấc ngủ REM là giai đoạn giấc ngủ kéo dài suốt đêm, và chiếm ưu thế trong nửa sau chu kỳ ngủ ban đêm của một người. Nó đặc trưng bởi chuyển động mắt nhanh chóng, mơ màng. Nhịp tim tăng lên và hơi thở trở nên ngắn, nông hơn. Các tế bào thần kinh não giao tiếp khác nhau với cơ thể trong giai đoạn REM, điều này làm giảm chuyển động cơ thể, ngăn cản bạn tạo nên giấc mơ của mình.

tê liệt khi ngủ

  Tê liệt khi ngủ có cảm giác như thế nào?

Trải nghiệm tê liệt khi ngủ ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng cơ bản của nó xảy ra ở phần lớn mọi người.

Trong các đợt tê liệt khi ngủ, bạn không thể nói hoặc cử động do cơ thể bạn đang ở trạng thái sinh lý ngưng vận động dù tâm trí vẫn tỉnh táo. Nhận thức hoặc tỉnh táo khi cơ thể không thể di chuyển tự nhiên làm tăng thông khí, gây ảo giác.

Người nằm trải qua những giai đoạn này có thể nghe thấy âm thanh hoặc ngửi thấy mùi hương. Thông thường, những ảo giác này thường nguy hiểm như tiếng bước chân đến gần, ngửi thấy mùi đồ đang phân hủy...

Nếu bạn thấy mình đang ở trong giai đoạn này, hãy nhớ rằng, tình trạng tê liệt khi ngủ chỉ là tạm thời, kéo dài không quá vài phút.

  Đối tượng nào dễ bị mắc phải?

Khoảng 8-10% dân số bị tê liệt khi ngủ. Đa phần các trường hợp xuất hiện ở độ tuổi thiếu nhiên, song nó vẫn có thể xảy ra ở các độ tuổi khác. Nó có thể xảy ra trong các thành viên cùng hộ gia đình, không liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Tình trạng tê liệt khi ngủ cũng thường xảy ra do căng thẳng, chấn thương.

Sự kiện đau thương trong cuộc sống

Theo bài báo y tế, rối loạn hoảng sợ và rối loạn căng thẳng sau chấn thương PTSD làm tăng nguy cơ tê liệt khi ngủ do suy sinh lý cao hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện với người tị nạn Campuchia cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa các sự kiện đau thương trong cuộc sống với tỷ lệ tê liệt khi ngủ tăng lên. Kết quả cho thấy gần một nửa số người tị nạn bị tê liệt khi ngủ trong vòng 12 tháng trước đó. Tương tự, người bị PTSD được chẩn đoán lâm sàng có nguy cơ tăng cao, gần gấp 4 lần so với người bị PTSD.

Rối loạn tâm lý

Các nghiên cứu trong vài thập kỷ qua đã chỉ ra 20% người mắc chứng rối loạn lo âu được chẩn đoán tê liệt khi ngủ. Điều này thường do gia tăng mức độ căng thẳng và thiếu ngủ.

Cụ thể hơn, người mắc chứng lo âu xã hội cũng bị tê liệt khi ngủ phải trải qua mức độ đau khổ tột độ gồm lo lắng, cảm giác bị theo dõi, sợ hãi cái chết dù không có tình huống đe dọa.

Sigmar và Nielsen, 2 nhà nghiên cứu Canada đã xem xét sâu hơn mối liên hệ giữa chứng lo âu xã hội, tê liệt khi ngủ và trầm cảm. Họ nhận ra rằng người liệt khi ngủ với các triệu chứng cảm nhận được thường có mức độ lo lắng xã hội cao hơn.

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về người mắc chứng lo âu xã hội sinh ra ảo giác về điều có hại khi bị tê liệt khi ngủ. Những hình ảnh ảo giác này có thể xuất phát từ chấn thương trong quá khứ.

Các nhà nghiên cứu Mỹ, Szklo-Coxe, Young, Finn và Mignot phát hiện ra trầm cảm liên quan đến rối loạn và tê liệt giấc ngủ. Nghiên cứu cũng chỉ ra chứng tê liệt này không liên quan đến hoặc xuất phát từ các yếu tố như thuốc chống trầm cảm, buồn ngủ ban ngày và mất ngủ. Điều này dẫn đến kết luận rằng trầm cảm là một yếu tố riêng biệt với lo lắng và có thể gây tê liệt khi ngủ.

Các triệu chứng tê liệt giấc ngủ

Cuốn sách “Sleep Paralysis: Night-Mares, Nocebos, and the Mind-Body Connection” của Shelley Adler đã thống kê một số triệu chứng. Một giai đoạn tê liệt giấc ngủ không cần phải có tất cả triệu chứng này, chỉ cần 3 trong số đó để đáp ứng tiêu chí.

Nhận thức hoặc có cảm giác tỉnh giấc

Hầu hết mọi người cảm thấy tỉnh táo một cách có ý thức lúc bị tê liệt khi ngủ. Bạn nhận thức được khu vực xung quanh giường và các yếu tố đặc biệt như đồ nội thất cùng những thứ khác trong phòng.

  Không có khả năng di chuyển

Bên cạnh việc nhận thức rõ, tê liệt cơ thể là yếu tố đầu tiên mà người bị ảnh hưởng chú ý đến. Tình trạng này bắt nguồn khi cơ thể vẫn còn trong giấc ngủ REM, khi các tế bào thần kinh não không giao tiếp với cơ thể. Nhờ đó, cơ thể ngăn cản họ thực hiện những việc xảy ra trong mơ, giúp họ không bị chấn thương khi ngủ.

Trong khi ngủ atonia, người ngủ có thể nhầm tưởng trạng thái tê liệt do lực bên ngoài, giữ người ngủ nằm xuống hoặc ngồi lên họ.

  Nỗi sợ hãi và khiếp sợ bao trùm

Mọi người thường cảm thấy sợ hãi trong giai đoạn tê liệt giấc ngủ. Nỗi sợ hãi có thể xuất phát từ việc họ đang bất động hoặc một triệu chứng khác của chứng mất trương cơ lực.

Đôi khi, cảm giác này quá mãnh liệt và mọi người phải vật lộn để hiểu được chứng. Những cảm giác sợ hãi này có thể buộc bạn phải tỉnh táo, tiến triển cảm giác điềm báo liên quan đến giấc ngủ.

  Cảm giác về “sự hiện diện”

Một số người cảm nhận hoặc nhìn thấy có một “sự hiện diện” nào đó trong phòng với họ. Nếu nhìn thấy được, nó có thể mang dáng vẻ sinh vật gần giống con người đứng ở đầu giường hoặc ngồi trên đầu bạn.

tê liệt giấc ngủ

  Khó thở

Áp lực trên ngực là cảm giác phổ biến nhất liên quan đến chứng tê liệt khi ngủ. Cảm giác này xuất phát từ kiểu thở nông cần thiết cho giấc ngủ REM. Nhiều người cho biết họ cảm thấy khó thở do “sự hiện diện” ày ngồi trên ngực hoặc hạn chế đường thở.

  Tư thế nằm ngửa

Hầu hết các đợt tê liệt xảy ra khi ngủ do người bệnh nằm ngửa. Tuy nhiên, chúng ta không biết tại sao dáng nằm ngửa lại làm tăng nguy cơ tê liệt.

  Cảm giác bất thường

Những người bị tê liệt giấc ngủ thường cho rằng ảo giác đi kèm với các triệu chứng về thính giác, khứu giác và thể chất. Họ cũng nghe thấy tiếng cửa đóng mở, tiếng động vật gầm gừ, tiếng bước chân, tiếng cào xấu, tiếng bíp hoặc vo ve, những lời thì thầm xấu xa.

Một số người cũng ngửi thấy mùi ẩm ướt, nấm mốc, cảm thấy như mình đang bị trôi, lăn, di chuyển. Số khác cảm thấy có trải nghiệm bên ngoài cơ thể.

Phòng ngừa và điều trị

Bỏ qua thời gian ngủ trưa. Chuyên gia về giấc ngủ Clete Kushida, MD, Ph.D. cho biết, người ngủ trưa dễ bị tê liệt khi ngủ hơn người không ngủ trưa.

Ngủ càng nhiều càng tốt. Người thiếu ngủ có nguy cơ tê liệt khi ngủ cao hơn. Việc lên lịch ngủ giúp bạn không thức quá khuya, đảm bảo bạn ngủ đủ từ 7-9 tiếng.

Thực hành vệ sinh giấc ngủ hoặc điều chỉnh thói quen ngủ. Đôi khi, rối loạn giấc ngủ do thói quen ngủ và môi trường ngủ không tốt. Tiếp đó, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách thêm một số nghi thức thư giãn trước khi ngủ như:

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, khoảng 67 độ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Tắm nước ấm giúp làm tăng thân nhiệt, từ đó dần dần giảm xuống đến mức tương đương nhiệt độ cơ thể khi ngủ. Nhiệt độ lý tưởng trước khi ngủ cho mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy theo dõi cách nó hoạt động như thế nào. Tiến sĩ Colleen Ehrnstrom, chuyên gia giấc ngủ cũng khuyên bạn nên thử tắm nước ấm hoặc vận động nhẹ vài giờ trước đi ngủ để được hỗ trợ tối ưu.
  • Phòng ngủ gọn gàng, sạch sẽ ngăn chặn việc mất tập trung vào giấc ngủ, giúp bạn tư duy bình tĩnh hơn.
  • Uống một tách trà hoặc sữa ấm có thể là thói quen tốt giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn nên hạn chế uống nhiều chất lỏng để không phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh.  

Đừng nằm ngửa khi ngủ. Các chuyên gia về giấc ngủ phát hiện tư thế nằm ngửa có thể gây ra nhiều trường hợp tê liệt khi ngủ. Bên cạnh đó, nằm nghiêng sẽ mở đường thở để giảm triệu chứng ngưng thở khi ngủ, giảm các trường hợp mất trương lực cơ khi ngủ. Tiến sĩ Ehrnstrom cũng lưu ý, để luyện nằm nghiêng, việc quấn quần áo quanh bóng tennis có thể hữu ích.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ. Chứng tê liệt khi ngủ đôi khi liên quan đến các chứng rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, mất ngủ hoặc thiếu ngủ. Nếu cơn tê liệt khi ngủ thường xuyên xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ. Nếu bạn đang đối mặt với mức độ lo lắng cao, chúng tôi khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý.

tê liệt khi ngủ

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân nào gây chứng tê liệt khi ngủ?

Căng thẳng, thiếu ngủ, sai lệch múi giờ và lịch trình ngủ không phù hợp có thể gây ra chứng tê liệt giấc ngủ. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở tuổi vị thành niên, và nếu bạn mắc khi còn trẻ, nó có thể liên quan đến tuổi dậy thì do các tác nhân thực sự. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, bạn có thể gặp phải các nguyên nhân cơ bản dẫn đến chứng tê liệt.

Tại sao tê liệt khi ngủ lại đáng sợ như vậy?

Tình trạng tê liệt giấc ngủ cần chú trọng do khiến bạn bất động. Nếu bạn chưa từng bị tê liệt khi ngủ trước đây, cảm giác này đặc biệt đáng sợ. Bên cạnh đó, nhiều người bị ảo giác hoặc nhìn thấy bóng dáng trong các đợt tê liệt sẽ khiến bất kỳ ai sợ hãi. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì chúng không có thật.

Có thể đánh thức người ngủ đang bị tê liệt không?

Bạn có thể đánh thức nhưng đôi khi không đủ để giúp bạn thoát khỏi tình trạng tê liệt khi ngủ hoàn toàn. Nhiều người vẫn bị tê liệt tạm thời khi thức dậy. Nghe có vẻ hữu ích nhưng làm như vậy thường không giúp ích được gì. Thực tế, nó có thể khiến tình trạng tê liệt trở nên tồi tệ hơn, gây mất phương hướng, nhầm lẫn và sợ hãi.

Chứng tê liệt khi ngủ kéo dài bao lâu?

Điều này thay đổi tùy theo từng người và từng đợt, song tình trạng tê liệt chỉ kéo dài vài phút. Một số trường hợp chỉ kéo dài vài giây. Tuy nhiên, những giai đoạn này thường tạo cảm giác dài hơn do có một phần vô thức và đang mơ.

Chứng tê liệt khi ngủ có nguy hiểm đến tính mạng không?

Trong khi chứng tê liệt chắc chắn là đáng sợ nhưng nó không gây nguy hiểm tới tính mạng. Điều nguy hiểm nhất đến tính mạng chính là thiếu ngủ, nó xuất phát từ giấc ngủ bị xáo trộn. Nếu tình trạng tê liệt cản trở việc nghỉ ngơi hàng đêm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các giải pháp giảm căng thẳng và nghỉ ngơi tốt hơn.

Kết luận

Một số người phải trải qua giai đoạn tê liệt khi ngủ 1 lần trong đời. Ngủ ngon hơn và thực hành vệ sinh giấc ngủ giúp ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ tái phát. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân cơ bản cũng như đưa ra phương pháp điều trị.  

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng tốt nhất. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, quý khách vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Changagoidemdep.vn.

Dịch eachnight.com -  By Ngọc Nguyễn 

Đánh giá0 đánh giá về Chứng tê liệt khi ngủ là gì? Nguyên nhân và giải pháp gây tê liệt giấc ngủ

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
08-12-2023, 5:07 pm     179
Nếu bạn đang phân vân không biết nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon giấc và tốt cho sức khỏe thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay thắc mắc này!
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
30-07-2022, 11:35 am     553
Đau thần kinh tọa không phải là cơn đau thắt lưng thông thường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về định nghĩa đau thần kinh tọa cũng như cách kiểm tra xem bạn có mắc bệnh không.
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
20-07-2022, 10:07 am     763
Dù đã sẵn sàng đi ngủ, bạn vẫn cầm điện thoại lên, kiểm tra email, mạng xã hội, nhắn tin với bạn bè. Vậy công nghệ có thực sự kiểm soát giấc ngủ của chúng ta?
Uống sữa ấm trước khi ngủ có tốt không?
Uống sữa ấm trước khi ngủ có tốt không?
04-01-2022, 10:07 am     871
Uống sữa ấm trước khi ngủ nghe sẽ đem tới cho bạn một đêm ngon giấc nhờ vào nguồn dinh dưỡng dồi dào. Nhưng liệu nhiệt độ sữa có thực sự quan trọng?
Ăn chuối trước khi ngủ có tốt không?
Ăn chuối trước khi ngủ có tốt không?
23-12-2021, 5:17 pm     775
Chuối thường được ca ngợi do chứa nhiều kali và chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng việc ăn chuối trước khi ngủ được các nhà khoa học khuyến khích thực hiện hàng ngày.
11 loại thảo mộc giúp ngủ ngon hơn
11 loại thảo mộc giúp ngủ ngon hơn
23-12-2021, 1:47 pm     1356
Các loại thảo mộc giúp ngủ ngon một cách tự nhiên, làm dịu thần kinh cùng các giác quan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các loại thảo dược tốt, cách chúng giúp bạn dễ ngủ hơn và cách sử dụng.
Đánh giá

125 đánh giá

messenger