Nếu cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, có thể bạn đã phải thử mọi phương pháp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những tác động của việc nghe nhạc khi ngủ.
Nếu cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, có thể bạn đã phải thử mọi phương pháp. Tuy nhiên điều gì xảy ra nếu bạn nghe album yêu thích để nghỉ ngơi tốt hơn vào ban đêm?
Âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên tất cả đều tích cực. Thêm vào đó, nó cũng giúp chúng ta ngủ ngon hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những tác động của việc nghe nhạc khi ngủ và làm sáng tỏ những mối nguy hiểm.
Bộ não của chúng ta kết nối để phản hồi với âm nhạc. Do não gửi tín hiệu đến mọi bộ phận cơ thể, âm nhạc có thể ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Về mặt sinh lý, nhịp thở và nhịp tim sẽ phản ánh nhịp điệu của một bài hát.
Các loại bài hát khác nhau cũng có thể thay đổi mức độ hormone và hóa học cơ thể. Ví dụ, những giai điệu dễ chịu làm tăng mức serotonin, giúp chúng ta vui vẻ hơn. Ở đây khái niệm “dễ chịu” chỉ là thuật ngữ chủ quan, do đó một bài hát có thể ảnh hưởng tới mỗi người theo nhiều cách khác nhau.
Việc nghe nhạc kích hoạt cả 2 bên não bộ trái và phải. Việc cả 2 bên não có tương tác đồng thời giúp tăng cường khả năng giải quyết vấn đề do bạn đang dùng phần não trái sáng tạo cùng phần não phải logic.
Đồng thời, âm nhạc cũng kích hoạt hồi hải mã. Đây là phần não liên quan đến khả năng lưu trữ trí nhớ dài hạn. Đó là lý do tại sao các bài hát trong quá khứ có thể giúp bạn khơi gợi ký ức, tại sao nhiều người cảm thấy nhớ nhung các bài hát từ thời thơ ấu, niên thiếu hoặc đỉnh cao cuộc đời. Chúng giúp gợi lại những kỷ niệm êm đềm và dễ chịu.
Nhìn chung, âm nhạc có ảnh hưởng tích cực tới chúng ta, song vẫn có một ngoại lệ đáng chú ý. Tiếng ồn trên 95 decibel ảnh hưởng tiêu cực đến phán đoán của chúng ta. Nếu bạn đứng trước một quyết định quan trọng, hãy giảm âm lượng xuống mức hợp lý.
Miễn là bạn đang chọn những bài hát mang đến cảm giác thoải mái và vui vẻ, việc chìm vào giấc ngủ cùng bài hát dễ chịu sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, nghỉ ngơi tốt hơn. Nó tương tự như khi chúng ta còn nhỏ, và cha mẹ hay hát ru để giúp ta ngủ ngon hơn.
Nếu duy trì thói quen này hàng đêm, những tác động tích cực có thể nhân lên. Giai điệu không chỉ xoa dịu và thư giãn cho bạn mà còn báo hiệu cơ thể đã đến lúc nghỉ ngơi. Bạn có thể thấy mình dễ dàng chìm vào giấc ngủ, đơn giản chỉ vì bạn đã rèn luyện cơ thể biết rằng đã đến giờ đi ngủ.
Âm nhạc giúp chúng ta thư giãn, đặc biệt nếu bài hát ở mức 60-80 BPM (nhịp mỗi phút). Nó gần giống với nhịp tim khi nghỉ ngơi của chúng ta, do đó nhẹ nhàng hơn với sinh học cơ thể.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều khác nhau, một số người cảm thấy thư giãn, số khác lại thấy phiền phức. Đó chính là điều khiến con người trở thành loài sinh vật thú vị. Chẳng hạn, bạn có thể thích nhạc cổ điển, trong khi vợ/ chồng bạn lại mê nhạc rock. Trong khi bạn chọn Tchaikovsky để nghe nhạc khi ngủ, vợ/ chồng lại thích Metallica.
Tóm lại, âm nhạc bạn thích nghe trước ngủ chưa chắc đã phù hợp với người khác.
Vào cuối ngày, chúng ta có khoảng 1 triệu suy nghĩ chạy qua tâm trí. Người không cẩn thận tông phải bạn trên đường cao tốc, bát đĩa chưa rửa trong bồn, lời nhận xét khó chịu của Susan trong cuộc họp, danh sách việc cần làm ngày mai... Tất cả những suy nghĩ này đang xâm chiếm sự chú ý và giữ cho chúng ta tỉnh táo.
Nghe nhạc khi ngủ sẽ giúp tâm trí chúng ta thoát khỏi những phiền nhiễu hàng ngày, từ đó đưa não bộ tập trung vào điều khác. Hãy thử bật nhạc khi nằm trên giường vào cuối mỗi ngày căng thẳng. Bạn có thể thấy rằng mình đang đi vào giấc ngủ nhanh hơn nhiều!
Âm nhạc sẽ kích thích sản xuất serotonin, chất hóa học “cảm thấy vui vẻ hơn” trong não bộ. Người bị trầm cảm thường thiếu serotonin, do đó bạn nên tăng mức serotonin một cách tự nhiên nếu muốn hạnh phúc hơn.
Sẽ dễ ngủ hơn nhiều khi bạn có tâm trạng vui vẻ. Vì vậy, hãy lập album yêu thích và xem nó có tác dụng gì nhé.
Việc đeo tai nghe có thể gây khó chịu khi ngủ, đặc biệt khi bạn nằm nghiêng nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm. Điều kinh khủng nhất là hoại tử khi các mô trong cơ thể chế đi do máu không lưu thông. Về lý thuyết, áp lực mà tai nghe chèn ép dần theo thời gian có thể cắt đứt lưu thông, từ đó gây hoại tử.
Đây là cả quá trình dài và có lẽ mất nhiều thời gian để xảy ra. Chỉ cần để ý đến đôi tai và bạn sẽ ổn thôi. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ.
Tay của chúng ta liên tục tạo ra ráy tai, từ đó giúp bảo vệ ống tai, giữ cho nó luôn thông thoáng trước vật thể lạ. Tuy nhiên, khi nhiều hơn, ráy tai có thể làm điều ngược lại như tắc nghẽn tai. Việc tích tụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thính giác và loại bỏ nó là một thử thách lớn.
Trong thời gian dài tai nghe có thể gây tích tụ ráy tai do chặn đường thoát ra. Hãy kiểm tra chiếc tai nghe hiện tại. Nếu thấy ráy tai bám vào, tai bạn có thể tích quá nhiều bẩn bên trong.
Nếu chết do tai nghe thắt cổ khi ngủ, bạn xứng đáng đạt giải Darwin. Nguy cơ bị siết cổ với một sợi dây gần đầu là có nhưng rất hiếm xảy ra.
Đối với người hay lo lắng, hãy dùng thử tai nghe không dây, bluetooth hoặc loa gối. Dưới đây là những lựa chọn thay thế hợp lý hơn cả cho tai nghe.
Nếu là người thích ngủ một mình hoặc đối tác, bạn có thể muốn nghe đài trước khi ngủ. Những chiếc radio đồng hồ báo thức phổ biến trong những năm 90 đặc biệt hữu ích nhờ vào tính năng “báo lại”. Bạn có thể đặt hẹn giờ và nhạc sẽ tắt sau khoảng thời gian nhất định.
Các thiết bị hiện đại cũng có tính năng này mặc dù tên nút khác nhau tùy vào từng loại thiết bị cụ thể.
Trước đó, chúng tôi đã đề cập đến việc tai nghe không dây giúp giảm nguy cơ bị thắt cổ dù nó khó xảy ra. Một lựa chọn khác là tai nghe băng đô với miếng đệm tích hợp bên trong bằng đô.
Chất lượng âm thanh tuy không tốt như tai nghe nhét trực tiếp vào tai nhưng lại thoải mái khi bạn nằm nghiêng.
Âm nhạc có hỗ trợ chứng mất ngủ không?
Phải, nó giúp người bị mất ngủ theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, nó giúp làm chậm nhịp tim và nhịp thở nếu bạn chọn những bài hát chậm, nhẹ nhàng. Thứ 2, nó làm bạn phân tâm khỏi những rắc rối trong ngày. Thứ 3, nếu bạn nghe nhạc hàng đêm, nó có thể trở thành một phần thói quen mỗi ngày. Thói quen cố định mỗi đêm sẽ báo hiệu cho cơ thể biết đã đến giờ đi ngủ, giúp bạn ngủ nhanh hơn và duy trì trạng thái thư giãn.
Những loại bài hát nào tốt nhất cho giấc ngủ?
Lý tưởng nhất là những bài gần giống với nhịp tim của bạn. Hãy tìm các bài hát trong khoảng 60-80 nhịp mỗi phút BPM. Nếu không chắc về BPM của bài hát, bạn có thể tra cứu trên mạng điện tử.
Hãy thử nghiệm và thư giãn với các bài hát lạc quan hơn. Một số người thích chìm vào giấc ngủ theo nhịp điệu nhanh, trong khi người khác lại thích âm nhạc cổ điển. Tất cả chúng ta đều khác nhau, do đó hãy thoải mái với loại nhạc phù hợp nhất với bạn.
Nghe nhạc khi ngủ có ảnh hưởng đến giấc mơ không?
Bất cứ điều gì ở môi trường bên ngoài đều ảnh hưởng đến giấc mơ. Chắc hẳn bạn đã từng có những giấc mơ như nghe thấy tiếng chuông điện thoại, và chỉ dậy khi nghe thấy tiếng chuông thực sự. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho âm nhạc.
Nếu bạn đã trải qua cả ngày dài và gặp khó khăn trong việc, hãy hòa mình vào giai điệu vui vẻ. Âm nhạc thư giãn cơ thể, từ đó chìm vào giấc ngủ. Ít nhất âm nhạc giúp tâm trạng bạn tốt hơn.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân và gia đình. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, quý khách vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Changagoidemdep.vn.
Theo sleepadvisor.org - By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.
Có 5 125 đánh giá