Ăn nhiều đường có gây buồn ngủ không?

23-09-2021, 11:58 am 4448

Mặc dù rất khó cưỡng lại nhưng những chiếc răng đầy mật ngọt sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí cả giấc ngủ. Cùng xem xét lý do tại sao ăn nhiều đường khiến bạn thấy mệt mỏi trong bài viết dưới đây. 

Không có gì bí mật khi việc ăn nhiều đường dẫn đến một số hệ quả xấu. Mặc dù rất khó cưỡng lại nhưng những chiếc răng đầy mật ngọt có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí cả giấc ngủ. Hơn thế nữa, đường còn là lý do khiến bạn mệt mỏi cả ngày. Chưa kể, nó còn tác động xấu đến giấc ngủ và làm rối loạn lịch trình ngủ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét lý do tại sao ăn nhiều đường khiến bạn thấy mệt mỏi. Chúng tôi cũng đề xuất một số cách giúp bạn tránh các món ăn nhẹ có đường và đưa ra quyết định lành mạnh trước khi ngủ.

Đường và hệ quả của nó đối với giấc ngủ

Nhiều người tin rằng đường đem lại nguồn năng lượng dồi dào, tuy nhiên tác dụng an thần của nó còn mạnh hơn cả năng lượng bạn cảm thấy. Ăn nhiều đường làm ngừng sản xuất orexin, một chất dẫn truyền thần kinh chịu kích thích sự tỉnh táo. Do đó, bạn càng ăn hoặc uống nhiều đường càng cảm thấy kiệt sức.

Cùng với hiện tượng mệt mỏi, tiêu thụ đường còn liên quan đến cảm giác bồn chồn và gián đoạn giấc ngủ. Khi ngủ, cơ thể bạn phải trải qua 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn phục hồi nhiều nhất là REM hay giấc ngủ sâu. Ăn đường, đặc biệt trước khi ngủ sẽ khiến bạn mất ít thời gian hơn để ngủ sâu và buộc bạn phải thức dậy suốt đêm.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường còn kích thích cơn thèm ăn khiến bạn ăn vặt lúc nửa đêm. Ăn đường sẽ kích hoạt khiến não tiết ra hormone dopamine. Hormone này đem tới cảm giác sảng khoái mạnh mẽ. Bạn càng ăn nhiều đường, não càng ít nhạy cảm với cơn sốt đường (sugar rush). Điều này khiến cơ thể thèm đường và đói hơn bình thường. Chính những cơn thèm đường này làm gián đoạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ và ngủ ngáy.

Ăn nhiều đường

Nhạy cảm với glucose và mệt mỏi

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường hoặc nhạy cảm với glucose cũng cảm thấy hơi mệt sau khi ăn đường. Thông thường những người gặp phải vấn đề này có lượng beta-endorphin và serotonin thấp, 2 chất hóa học điều hòa giấc ngủ và tỉnh táo cần thiết. Chính điều này khiến họ cảm thấy lờ đờ. Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm nhức đầu, đói cồn cào, khát nước và mệt mỏi.

Kháng insulin

Đối với hầu hết mọi người, cảm giác buồn ngủ sau khi ăn đường hoặc thậm chí là bữa trưa thịnh soạn khá phổ biến. Tuy nhiên bạn có thể gặp phải triệu chứng kháng insulin. Đây là tình trạng tế bào không phản ứng bình thường với hormone lưu trữ chất béo insulin. Để bù đắp, tuyến tụy của bạn tạo ra nhiều insulin hơn và khiến lượng đường trong máu tăng lên theo thời gian.

Kháng insulin thường tạo nên các triệu chứng cho đến khi bệnh tiểu tường phát triển. Do đó hầu hết mọi người không biết họ đang mắc phải tình trạng này. Kết quả là tình trạng kháng insulin có thể hình thành các mảng sẫm trên cổ, nách hoặc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim. May mắn thay, việc tiến hành các bước nhỏ như cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn sẽ giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin.

Vấn đề về đường huyết

Thưởng thức một món ngọt, thậm chí uống một lon nước ngọt sẽ khiến lượng đường bên trong cơ thể tăng đột biến. Mặc dù đường là cần thiết nhưng chúng ta chỉ cần tiêu thụ lượng vừa phải để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận. Khi chúng ta uống hoặc ăn nhiều đường, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu tăng lên. Do có thêm insulin, lượng đường máu sẽ giảm xuống và bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Chính điều này được gọi là hạ đường huyết hoặc sụt đường.

Ngoài năng lượng thấp, sự sụt giảm đường huyết còn gây các tác dụng phụ khó chịu như đói, lo lắng, đau đầu và tập trung. Các triệu chứng phổ biến bao gồm thức dậy thường xuyên, cáu kỉnh, khó chịu khi ngủ.

Ăn nhiều đường

Làm thế nào để tránh tiêu thụ đường?

Cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể là cách dễ nhất để giữ cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, ngăn chặn lượng đường huyết tăng đột biến. Tuy nhiên, các cá nhân có thể khó khăn khi tìm kiếm các lựa chọn thay thế lành mạnh cho thực phẩm nhiều đường. May mắn thay, trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp một số tùy chọn lý tưởng để bạn không bị cám dỗ bởi các món ăn nhẹ ngọt ngào.

  Thêm protein vào bữa ăn

Ăn thực phẩm giàu protein giúp cơ thể sản xuất nhiều orexin hơn để giữ tỉnh táo. Thực phẩm cung cấp protein như trứng, đậu phụ, thịt trắng sẽ từ từ giải phóng và nạp năng lượng cho cơ thể. Một số loại thịt nạc như gà tây khiến bạn cảm thấy buồn ngủ do chứa trytophan protein gây ngủ. Tuy nhiên, lượng nhỏ thịt nạc trắng vẫn cung cấp thêm động lực để vượt qua ngày dài.

Thêm vào đó, chế độ ăn giàu protein còn giúp ổn định lượng glucose. Nghiên cứu cho thấy ăn protein làm giảm lượng neuropeptide Y, một loại hormone kích thích cơn thèm ăn đường.

Ngoài ra, tiêu thụ protein có tác động tối thiểu đến mức đường huyết, làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến sau bữa ăn.

  Ăn chất béo lành mạnh

Điều này có chút ngạc nhiên nhưng ăn thực phẩm có nhiều chất béo lành mạnh giúp giảm lượng đường huyết hiệu quả. Nhiều người bị cám dỗ bởi nước sốt salad hoặc sữa chua ít béo để cố gắng giảm cân. Tuy nhiên, các loại thực phẩm thay thế ít chất béo chứa nhiều đường, nhiều calo hơn so với thực phẩm nhiều chất béo.

Thực phẩm có chất béo lành mạnh hoặc không bão hòa chứa omega-3, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự mệt mỏi. Chúng cũng giúp cơ thể làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Một số thực phẩm chứa chất béo lành mạnh phù hợp để thêm vào chế độ ăn uống bao gồm:

  • Hạt chia
  • Hạt lanh
  • Sữa chua
  • Đậu nành
  • Hạt bí ngô
  • Dầu ô liu
  • Đậu đen

  Uống nhiều nước hơn

Tăng lượng nước uống là cách giúp cơ thể đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài. Uống nước không chỉ ổn định glucose mà còn giảm cảm giác đói. Ngoài ra, mất nước có thể làm huyết áp tăng cao.

Khi bạn mất nước, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ giảm đi nhưng lượng đường huyết vẫn giữ huyết. Điều này có nghĩa đường trong máu nhiều hơn là mức đường huyết cao hơn trung bình. Để cơ thể đủ nước, tăng cường tuần hoàn và ổn định lượng đường trong máu, chúng tôi khuyên bạn nên uống 8 cốc nước mỗi ngày.

Ăn nhiều đường gây buồn ngủ

  Đối với đồ ăn vặt và đồ uống có đường

Đồ ăn vặt như socola, khoai tây chiên hoặc đồ uống có đường được chế biến nhiều và nghèo chất dinh dưỡng. Mặc dù rất thú vị nhưng chúng không mang lại giá trị thực tế cho cơ thể, đồng thời làm chúng ta cạn kiệt năng lượng. Chưa kể bạn ăn càng nhiều thì càng thèm ăn. May mắn thay, bạn có thể giảm lượng đường nạp vào cơ thể và luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhờ vào những cách đơn giản sau:

  • Sử dụng hương liệu tự nhiên. Cắt giảm chất làm ngọt (gồm cả siro có hương vị) là một cách tuyệt vời để giảm thiểu lượng tiêu thụ khi bạn đang uống trà hoặc cà phê. Việc loại bỏ dần đường tinh luyện giúp vị giác quen với vị ngọt dịu hơn. Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc như quế, cam quýt, bạc hà hoặc nhục đậu khấu để tăng hương vị đồ uống.
  • Bỏ qua gia vị. Các loại gia vị như nước sốt salad, tương cà, sốt cà chua và nước sốt thịt nướng được chế biến nhiều, bổ sung nhiều đường. Nếu muốn giảm lượng đường nạp vào cơ thể, bạn nên bỏ chúng khỏi đĩa ngay từ bây giờ.
  • Bỏ qua món tráng miệng và ăn trái cây. Khi thèm thứ gì đó ngọt ngào, thay vì ăn một chiếc bánh quy bạn hãy thử nhấm nháp ít trái cây. Đây quả thực là lựa chọn thay thế lành mạnh với vị ngọt tự nhiên. Thêm vào đó, một số loại trái cây như xoài, dứa có lượng đường cao. Tốt nhất bạn nên tiêu thụ trái cây một cách điều độ, giới hạn 1-2 phần ăn mỗi ngày.
  • Sử dụng các chất thay thế đường. Cắt bỏ hoàn toàn các món tráng miệng không thực tế với một số người. Do đó chúng tôi không khuyên bạn nướng các món tráng miệng và sử dụng chất làm ngọt thay thế như stevia. Bạn có thể thử nước sốt táo không đường để giảm lượng đường trong các công thức nấu ăn.

Câu hỏi thường gặp

Lượng đường trong máu thấp có gây mệt mỏi không?

Lượng đường huyết thấp có thể gây mệt mỏi do cơ thể đang hoạt động nhiều hơn để ổn định lượng đường huyết. Hiện tượng mệt mỏi do lượng đường máu thấp thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường. Cùng với mệt mỏi, người mắc tiểu đường có các triệu chứng gồm đi tiểu thường xuyên, khát nước, đói cực độ, sụt cân không rõ nguyên nhân và mờ mắt. Mặc dù các triệu chứng này trực tiếp gây ra mệt mỏi nhưng nhiều triệu chứng trong đó sẽ góp phần gây ra cảm giác buồn ngủ nói chung.

Làm thế nào để biết lượng đường trong máu quá cao?

Hầu hết mọi người không biết mình đang bị đường huyết cao. Điều này do nó không có bất kỳ triệu chứng nào trừ khi nghiêm trọng. Khi đó, bạn có thể bị buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh và chóng mặt. Nếu đang gặp bất kỳ dấu hiệu nào, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi lượng đường máu bằng máy đo đường huyết tại nhà hoặc khám bác sĩ thường xuyên.

Tiêu thụ đường có khiến bạn ngủ ngáy không?

Ăn nhiều đường làm tăng sản xuất đờm tự nhiên và hạn chế đường thở khiến bạn ngủ ngáy. Hơn thế nữa, đường làm tăng sản xuất cytokine, một loại protein tế bào hạn chế luồng không khí trong đường mũi. Tốt nhất bạn nên tránh thực phẩm nhiều đường và thử ăn các món lành mạnh trước khi ngủ để ngăn ngừa chứng ngáy ngủ.

Đường có khiến tôi tỉnh táo vào ban đêm?

Ăn quá nhiều đường trong ngày có thể khiến cơ thể phục hồi ít hơn vào ban đêm. Điều này là do đường kích thích các bộ phận não liên quan đến sự trao đổi chất cùng cảm giác thèm ăn. Chính cảm giác này khiến việc ăn khuya làm gián đoạn giấc ngủ.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ lượng lớn đường thường bị đau hoặc cứng do viêm làm bạn khó ngủ hơn.

Làm cách nào để ngăn đường huyết tăng quá cao?

Một trong những cách tốt nhất để giữ lượng đường ở mức lành mạnh là ăn cân bằng các bữa. Các bữa ăn nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carb và hấp thụ đường. Điều này cho phép lượng glucose trong cơ thể tăng dần lên thay vì tăng vọt đến mức nguy hiểm.

Tốt nhất bạn nên uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước. 8 cốc nước mỗi ngày được chứng minh giúp thận thải lượng đường trong cơ thể ra ngoài.

Ăn đường trước khi ngủ có gây lo lắng không?

Tiêu thụ lượng lớn đường sẽ gây ra lo lắng về tổng thể. Khi bạn ăn đồ vặt nhiều đường, lượng đường trong cơ thể có thể tăng giảm đột ngột. Mức độ glucose không nhất quán khiến lượng đường khó giữ ở mức ổn định. Khi cơ thể đưa lượng đường huyết trở lại bình thường, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, lo lắng, cáu kính và buồn bã.

Kết luận

Việc ăn nhiều đường có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và khó tập trung vào công việc. Mặc dù ban đầu bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng nhưng nó sẽ nhanh chóng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Tốt nhất bạn nên tìm trái cây và rau để thay thế cho các thực phẩm chế biến sẵn. Đường có nguồn gốc tự nhiên cung cấp nhiều năng lượng cho bạn mà không gây ra sự cố nào. Bạn cũng có thể cắt giảm việc dùng đường với trà hoặc cà phê, kết hợp vị ngọt tự nhiên để thêm hương vị. Bằng cách này, bạn sẽ không phải hy sinh khẩu vị hoặc lo lắng và lượng đường huyết tăng cao. 

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được sức khỏe và giấc ngủ hoàn hảo nhất. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Changagoidemdep.vn.

 Theo Bestmattress-brand - By Ngọc Nguyễn

 

 

 

 

 

Đánh giá0 đánh giá về Ăn nhiều đường có gây buồn ngủ không?

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
08-12-2023, 5:07 pm     205
Nếu bạn đang phân vân không biết nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon giấc và tốt cho sức khỏe thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay thắc mắc này!
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
30-07-2022, 11:35 am     575
Đau thần kinh tọa không phải là cơn đau thắt lưng thông thường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về định nghĩa đau thần kinh tọa cũng như cách kiểm tra xem bạn có mắc bệnh không.
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
20-07-2022, 10:07 am     786
Dù đã sẵn sàng đi ngủ, bạn vẫn cầm điện thoại lên, kiểm tra email, mạng xã hội, nhắn tin với bạn bè. Vậy công nghệ có thực sự kiểm soát giấc ngủ của chúng ta?
Bạn có thể hắt hơi khi ngủ không?
Bạn có thể hắt hơi khi ngủ không?
22-09-2021, 9:04 am     3151
Chúng ta thậm chí có thể thức dậy vào nửa đêm để hắt hơi nếu bị ốm. Tuy nhiên một số lý do khoa học sẽ ngăn bạn hắt hơi khi ngủ.
Kê cao đầu giường có giúp kiểm soát chứng trào ngược axit?
Kê cao đầu giường có giúp kiểm soát chứng trào ngược axit?
17-07-2021, 8:40 am     1638
Trào ngược axit là khi cơ vùng thực quản bị suy yếu. Khi này, vị trí kê cao đầu sẽ làm giảm trào ngược axit do tư thế ngủ thẳng sẽ khiến thực quản đè lên dạ dày.
4 lợi ích của việc sử dụng protein lắc trước khi ngủ
4 lợi ích của việc sử dụng protein lắc trước khi ngủ
03-07-2021, 2:11 pm     6916
Protein lắc là thực phẩm phổ biến đối với các vận động viên, người tập thể hình và người năng động. Nếu sử dụng nó trước khi đi ngủ, bạn sẽ nhận được những lợi ích thực sự bất ngờ.
Đánh giá

125 đánh giá

messenger