Mọi thứ cần biết về chứng mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

03-05-2021, 3:30 pm 790

Chứng mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ. Những người bị mất ngủ thường không cảm thấy khó chịu, không sảng khoái sau khi thức dậy. 

Những người mất ngủ khó đi sâu vào giấc, ngủ không sâu hoặc cả 2. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi và các triệu chứng khác.

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ APA, chứng mất ngủ là bệnh phổ biến nhất trong số tất cả các chứng rối loạn giấc ngủ. Thực tế APA tuyên bố rằng khoảng 1/3 người trưởng thành báo cáo mắc chứng bệnh này. Từ 6-10% số người lớn có các triệu chứng đủ nghiêm trọng để chẩn đoán mắc chứng rối loạn mất ngủ.

Định nghĩa bệnh này là chứng rối loạn mà mọi người khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ. Các bác sĩ đưa ra chẩn đoán lâm sàng dựa trên 2 tiêu chí:

  • Khó ngủ xảy ra ít nhất 3 đêm 1 tuần trong tối thiểu 3 tháng.
  • Khó ngủ tạo ra sự khó chịu hoặc đau khổ trong đời sống 1 người.

Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu tất cả về các triệu chứng, nguyên nhân và phân loại chứng mất ngủ dưới đây.

Nguyên nhân mất ngủ


 

Các nguyên nhân gây mất ngủ phụ thuộc vào loại mất ngủ mà bạn mắc phải. Tình trạng ngắn hạn hoặc cấp tính phụ thuộc vào một số nguyên nhân gồm:

  • Căng thẳng
  • Sự kiện đau buồn
  • Thói quen thay đổi chẳng hạn ngủ trong khách sạn hoặc nhà mới
  • Đau đớn về thể xác
  • Chênh lệch múi giờ
  • Tác dụng của một số loại thuốc

Mất ngủ mãn tính kéo dài ít nhất 3 tháng và có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Mất ngủ nguyên phát không rõ nguyên nhân. Mất ngủ thứ phát xảy ra do một số vấn đề khác như:

  • Tình trạng bệnh lý khiến bạn khó ngủ như viêm khớp, đau lưng.
  • Các vấn đề tâm lý như lo lắng, trầm cảm.
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh tiểu đường

Các yếu tố gây mất ngủ


 

Chứng bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Theo NHLBI, có khá nhiều nguy cơ dẫn đến mất ngủ. Các nguyên do này bao gồm:

  • Mức độ căng thẳng cao
  • Rối loạn cảm xúc như trầm cảm, đau khổ liên quan đến một sự kiện.
  • Thu nhập thấp
  • Du lịch giữa các khu vực có múi giờ khác nhau
  • Lối sống ít vận động
  • Thay đổi giờ làm việc hoặc làm ca đêm
  • Có một số điều kiện y tế như béo phì và bệnh tim mạch dẫn đến mất ngủ. Thời kỳ mãn kinh cũng dẫn đến chứng bệnh.

Các triệu chứng mất ngủ


 

Những người bị mất ngủ thường gặp các triệu chứng sau:

  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
  • Ngủ không ngon giấc
  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Những triệu chứng này dẫn đến các triệu chứng khác gồm:
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi tâm trạng
  • Cáu gắt
  • Bạn cũng có thể khó tập trung vào các công việc trong ngày.

Điều trị chứng mất ngủ


 

Việc điều trị bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Bác sĩ có thể nói chuyện với bạn về những điều trị phù hợp. Bạn có thể cần thử một số cách thức điều trị khác nhau trước khi tìm ra cách thức hiệu quả nhất.

The American College of Physicians (ACP) khuyến nghị liệu pháp hành vi nhận thức CBT như phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng mất ngủ mãn tính ở người lớn. Phương thức vệ sinh giấc ngủ cũng được khuyến khích.

Thay đổi thói quen

Đôi khi, những hành vi cản trở giấc ngủ cũng gây ra chứng bệnh này. Việc thay đổi thói quen sẽ giúp bạn thay đổi một số hành vi xấu này.

Những thay đổi được đề xuất bao gồm:

  • Tránh đồ uống chứa caffein gần giờ đi ngủ.
  • Tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ.
  • Giảm thiểu thời gian nằm trên giường khi không có ý định ngủ như xem TV, lướt web.
  • Nếu có rối loạn tâm lý hoặc bệnh tiềm ẩn, việc điều trị thích hợp sẽ giảm thiểu hiệu quả  chứng khó ngủ.

Thay đổi lối sống hoặc thử các biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát nhiều trường hợp mắt ngủ.

Sữa ấm, trà thảo mộc và cây nữ lang chỉ là 1 trong vài phương pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên mà bạn có thể thử.

Thuốc điều trị mất ngủ

Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc điều trị chứng khó khó. Một ví dụ về thuốc không kê đơn OTC được sử dụng là thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl).

Các loại thuốc này có tác dụng phụ, thậm chí lâu dài. Vì vậy điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu kê đơn.

Thuốc theo toa sử dụng điều trị chứng mất ngủ gồm:

  • eszopiclone (Lunesta)
  • zolpidem (Ambien)

Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay chất bổ sung nào để điều trị. Có một số tác dụng phụ nguy hiểm hoặc tương tác giữa các loại thuốc cần lưu ý. Và không phải mọi thuốc hỗ trợ giấc ngủ đều phù hợp với tất cả mọi người.

Thiền

Thiền là phương pháp tự nhiên, đơn giản và không dùng thuốc điều trị. Theo nghiên cứu năm 2015, thiền giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Theo Mayo Clinic, thiền có thể điều trị tình trạng gây mất ngủ như:

  • Căng thẳng
  • Sự lo ngại
  • Phiền muộn
  • Vấn đề tiêu hóa
  • Đau đớn

Nhiều ứng dụng và video trên mạng giúp bạn thực hành thiền định dễ dàng hơn.

Melatonin

Hormone melatonin sản xuất tự nhiên trong chu kỳ ngủ. Do đó mọi người thường bổ sung melatonin với hy vọng cải thiện giấc ngủ.

Thực tế còn nhiều tranh luận trong việc liệu melatonin có thực sự giúp điều trị chứng mất ngủ ở người lớn không. Một số bằng chứng cho thấy chất bổ sung giảm đôi chút thời gian đi vào giấc ngủ song cần nghiên cứu thêm.

Melatonin thường được cho là an toàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên tính an toàn lâu dài vẫn chưa được xác định. Tốt nhất bạn nên làm việc với bác sĩ khi cần dùng melatonin.

Tinh dầu

Tinh dầu là chất lỏng có mùi thơm mạnh làm từ thực vật. Mọi người điều trị nhiều tình trạng khác nhau bằng cách hít dầu hoặc xoa bóp chúng vào da. Phương pháp này được gọi là liệu pháp hương thơm.

Các loại tinh dầu được cho là giúp bạn ngủ ngon bao gồm:

  • Hoa cúc la mã
  • Cây tuyết tùng
  • Hoa oải hương
  • Gỗ đàn hương
  • Cam đắng

Một đánh giá khác của 12 nghiên cứu được công bố năm 2015 cho thấy liệu pháp hương thơm có lợi trong việc thúc đẩy việc ngủ ngon.

Một nghiên cứu khác cho thấy hoa oải hương đặc biệt hữu ích trong việc thúc đẩy và duy trì giấc ngủ. Nghiên cứu báo cáo rằng hỗn hợp các loại tinh dầu làm giảm rối loạn, đồng thời tăng cường sức khỏe ở người lớn tuổi.

Tinh dầu thường không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng theo chỉ dẫn. Các Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm FDA đã phân loại hầu hết các loại tinh dầu GRAS thuộc loại an toàn.

Tại Hoa Kỳ, không có luật nào được ra để điều chỉnh liệu pháp hương thơm mà không cần giấy phép hành nghề. Điều quan trọng là phải lựa chọn các họa viên và sản phẩm một cách cẩn thận.

Mất ngủ và mang thai


 

Mất ngủ thường xảy ra khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Nội tiết tố thay đổi, buồn nôn và tăng nhu cầu đi tiểu là một số biến đổi cơ thể khiến bạn tỉnh táo trong thời kỳ đầu mang thai.

Bạn có thể phải đối mặt với những yếu tố gây căng thẳng về cảm xúc như lo lắng về trách nhiệm ngày càng tăng với vai trò làm mẹ. Những cơn đau như chuột rút, khó chịu vùng lưng khiến bạn tỉnh táo hơn.

Cơ thể bạn đang trải qua nhiều thay đổi như tăng quá trình trao đổi chất, tăng progesterone để thay đổi với “cuộc sống mới” đang phát triển. Giấc ngủ cũng biến đổi theo cũng là điều bình thường.

Những thay đổi trong lối sống bao gồm:

  • Duy trì hoạt động trong thời kỳ mang thai.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Giữ đủ nước.
  • Duy trì lịch trình ngủ nhất quán.
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Hãy nhờ tới sự tư vấn với bác sĩ về bất kỳ thói quen tập thể dục, thuốc hoặc bất kỳ chất bổ sung mới nào mà bạn quan tâm. Bạn sẽ muốn đảm bảo chúng an toàn cho người mang thai.

Tin tốt là chứng mất ngủ liên quan đến thai kỳ sẽ nhanh chóng qua đi. Nó gần như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Kiểm tra chứng mất ngủ


 

Để chẩn đoán, bác sĩ thường hỏi các câu hỏi sau:

  • Điều kiện y tế
  • Môi trường xã hội
  • Tình trạng tâm lý hoặc tình cảm
  • Các giấc ngủ trước đó

Thông tin này sẽ giúp họ xác định nguyên nhân cơ bản gây ra các vấn đề giấc ngủ. Bạn có thể được yêu cầu:

  • Ghi nhớ nhật ký giấc ngủ
  • Ghi lại thời gian chìm vào giấc ngủ
  • Lưu ý các trường hợp thức dậy liên tục
  • Báo lại thời gian thức dậy mỗi ngày

Mỗi nhật ký giấc ngủ sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh tổng quan. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm y tế hoặc thử máu để loại trừ các vấn đề y tế ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đôi khi, nghiên cứu giấc ngủ được khuyến nghị không phải chẩn đoán chứng mất ngủ. Điều này thực tế giúp bác sĩ xác nhận nghi ngờ chứng rối loạn có tiềm ẩn chứng ngưng thở do tắc nghẽn không.

Có 2 cách để thực hiện nghiên cứu về giấc ngủ. Một lựa chọn liên quan đến việc ở lại qua đêm tại trung tâm ngủ. Lựa chọn thứ 2 cho phép tiến hành tại nhà. Cả 2 lựa chọn đều liên quan đến việc đặt điện cực trên cơ thể ở nhiều vị trí gồm cả đầu bạn.

Các điện cực được dùng để ghi lại sóng não. Điều này phân loại các trạng thái giấc ngủ. Chúng cũng giúp phát hiện các chuyển động cơ thể khi ngủ.

Kết quả nghiên cứu giấc ngủ cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng về điện thần kinh và sinh lý học.

Mất ngủ ở trẻ em


 

Trẻ em cũng bị mất ngủ tương tự như người lớn. Những lý do này có thể gồm

  • Căng thẳng
  • Thuốc men
  • Uống quá nhiều caffeine
  • Rối loạn tâm thần

Nếu con bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu, thức dậy quá sớm, chứng mất ngủ có thể là lý do.

Theo Phòng kham Cleveland, các triệu chứng khó ngủ ở trẻ bao gồm:

  • Buồn ngủ ban ngày hoặc bồn chồn
  • Cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng
  • Việc kỷ luật lặp lại nhiều lần
  • Các vấn đề về trí nhớ và suy giảm khả năng chú ý
  • Điều trị cho trẻ em cũng tương tự điều trị người lớn.

Và tất nhiên bé cũng được hưởng lợi ích từ việc vệ sinh giấc ngủ tốt. Việc giảm căng thẳng cũng như tránh thời gian sử dụng thiết bị gần giờ đi ngủ cũng rất hữu ích.

Mất ngủ và lo lắng


 

Việc âu lo có thể dẫn đến mất ngủ và ngược lại. Điều này dẫn đến chu kỳ tự kéo dài gây nên chứng mất ngủ mãn tính.

Lo lắng ngắn hạn phát triển khi bạn thường xuyên lo nghĩ về 1 vấn đề cụ thể, chẳng hạn công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân. Nó thường biến mất sau khi vấn đề được giải quyết. Giấc ngủ từ đó cũng trở lại bình thường

Mọi người cũng có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, chẳng hạn rối loạn lo âu tổng quát GAD hoặc rối loạn hoảng sợ. Những vấn đề này dẫn đến việc mất ngủ ở các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân rối loạn vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Quá trình điều trị lâu dài thường bao gồm sự kết hợp của liệu pháp và thuốc.

Các thực hành lối sống và hành vi tương tự được khuyến nghị cho các dạng mất ngủ khác nhau. Điều này giúp giảm chứng mất ngủ liên quan đến lo lắng, chẳng hạn như hạn chế chủ đề trò chuyện căng thẳng bàn ngày.

Mất ngủ và trầm cảm


 

Một nghiên cứu đã chỉ ra việc mất ngủ không chỉ dẫn đến bệnh trầm cảm. Ngược lại, việc trầm cảm cũng dẫn đến chứng mất ngủ. Phân tích tổng hợp từ 34 nghiên cứu đã kết luận ngủ kem, đặc biệt thời gian căng thẳng làm tăng đáng kể nguy cơ trầm cảm.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra chứng mất ngủ kéo dài và triệu chứng trở nên tồi tệ khiến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng tăng cao. Đối với đối tượng khác, các triệu chứng trầm cảm còn báo trước chứng mất ngủ.

Tin tốt là phương pháp điều trị đồng thời thường giúp ích cho cả trầm cảm và mất ngủ bất kể tình trạng nào xảy ra trước.

Các phương pháp điều trị phổ biến gồm:

  • Thuốc men
  • Trị liệu
  • Thay đổi lối sống
  • Những thay đổi thói quen bao gồm:
  • Phát triển thói quen ngủ tốt hơn
  • Tập thể dục vào ban ngày
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Các hệ quả của chứng mất ngủ


 

Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Chứng bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh sau:

  • Sự lo ngại
  • Phiền muộn
  • Căng thẳng
  • Hen suyễn
  • Co giật
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Béo phì
  • Đái tháo đường
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tim mạch
  • Mất ngủ cũng có thể gây nên các vấn đề như
  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn
  • Ảnh hưởng hiệu suất học hành và làm việc
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Ảnh hưởng đến trí nhớ

Theo Healthline

Kết luận


 

Mất ngủ không chỉ là phiền toái hay bất tiện nho nhỏ. Đó là chứng rối loạn giấc ngủ thực sự và có thể điều trị.

Nếu đây là vấn đề của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn khám phá các nguyên nhân xảy ra và phát triển kế hoạch điều trị an toàn dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm chính hãng, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom thuộc Changagoidemdep.vn gần nhất.

By Ngọc Nguyễn

 

 

 

Đánh giá0 đánh giá về Mọi thứ cần biết về chứng mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
08-12-2023, 5:07 pm     395
Nếu bạn đang phân vân không biết nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon giấc và tốt cho sức khỏe thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay thắc mắc này!
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
Làm cách nào để biết bạn có bị đau thần kinh tọa không?
30-07-2022, 11:35 am     755
Đau thần kinh tọa không phải là cơn đau thắt lưng thông thường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về định nghĩa đau thần kinh tọa cũng như cách kiểm tra xem bạn có mắc bệnh không.
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
Công nghệ đang kiểm soát giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
20-07-2022, 10:07 am     998
Dù đã sẵn sàng đi ngủ, bạn vẫn cầm điện thoại lên, kiểm tra email, mạng xã hội, nhắn tin với bạn bè. Vậy công nghệ có thực sự kiểm soát giấc ngủ của chúng ta?
Người bị bệnh xương khớp nên nằm đệm cứng hay đệm mềm?
Người bị bệnh xương khớp nên nằm đệm cứng hay đệm mềm?
28-04-2021, 5:20 pm     2520
Người bị bệnh xương khớp nên nằm đệm cứng hay đệm mềm? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời chính xác nhé.
Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng là bao nhiêu? Lời khuyên và mẹo khoa học
Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng là bao nhiêu? Lời khuyên và mẹo khoa học
26-04-2021, 4:09 pm     1052
Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nhất là bao nhiêu? Bạn có thể đã nghe về một con số cụ thể nào đó từ giới khoa học. Tuy nhiên, câu trả lời có thể phức tạp hơn bạn nghĩ đấy.
Đèn LED có tốt cho phòng ngủ không? Nên chọn loại đèn LED nào?
Đèn LED có tốt cho phòng ngủ không? Nên chọn loại đèn LED nào?
24-04-2021, 3:42 pm     1388
Bạn nên thắp loại đèn nào cho phòng ngủ của mình? Bóng đèn LED, đèn halogen, đèn CFL hay đèn sợi đốt? Ngày nay rất nhiều lựa chọn sẵn có khiến người mua không khỏi choáng ngợp.
Đánh giá

125 đánh giá

messenger