Hướng dẫn chọn nệm cho người đau hông

06-01-2022, 10:27 am 826

Việc nâng cấp nệm đôi khi giúp giảm đau hông hiệu quả. Các tiêu chí cần cân nhắc khi mua sắm nệm cho người đau hông có thể kể tới như giảm áp lực, hỗ trợ, độ cứng, chất lượng vật liệu…

Ngủ là thời điểm quan trọng để phục hồi thể chất, nhưng thực không may là nhiều người nhận thấy tấm nệm thực sự góp phần đau nhức ở các vùng như hông. Điều này thường xảy ra với những tấm nệm cũ đã bị mò, không hỗ trợ đầy đủ. Nếu độ cứng mềm của nệm không phù hợp với thể trạng hoặc tư thế, nệm có thể tạo ra các điểm áp lực xung quanh hông.

Vì những lý do này, việc nâng cấp nệm đôi khi giúp giảm đau hông hiệu quả. Các tiêu chí cần cân nhắc khi mua sắm nệm cho người đau hông có thể kể tới như giảm áp lực, hỗ trợ, độ cứng, chất lượng vật liệu…

01.

Đau hông ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Đau hông có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của một người. Hông là một trong những phần khớp lớn nhất trên cơ thể, các vấn đề về khớp háng có thể cản trở khả năng vận động và công việc hàng ngày.

Thật không may, các vấn đề về hông rất phổ biến ở người trưởng thành. Trong một nghiên cứu tại Mỹ, gần 20% người lớn 65-74 tuổi. Khoảng 27% người trên 45 tuổi xét nghiệm mắc chứng thoái hóa khớp háng. Các vận động xuyên thường xuyên phải đối mặt với vấn đề này, khoảng 30-40% người trong số họ bị đau hông mãn tính.

Một trong những hậu quả của chứng đau hông là làm giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể. Cảm giác khó chịu sẽ khiến bạn khó nằm yên trên giường hơn. Chứng đau hông được phát hiện có liên quan đến hiện tượng gián đoạn giấc ngủ, khó ngủ từ 3 đêm đến 1 tuần.

Cơn đau có thể kích thích căng thẳng, lo lắng, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tệ hơn nữa, thiếu ngủ còn khiến người bị nhận thức cơn đau rõ ràng hơn, góp phần tạo nên chu kỳ tiêu cực của sự khó chịu và các vấn đề giấc ngủ.

Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp trực tiếp để giải quyết cơn đau nhức cùng giấc ngủ kém. Cơn đau hông phát sinh, dù cấp tính hay mãn tính đều có thể được giải quyết nếu tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và điều gì giúp giảm đau hiệu quả.

đau hông

 

02.

Các nguyên nhân gây đau hông

Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ra chứng đau hông. Một số người bị đau ngắn hạn, trong khi số khác phải đối phó trong vài tháng hoặc vài năm.

Đó có thể là dấu hiệu của vấn đề bên trong khớp hoặc xung quanh hông, chẳng hạn như mông, đùi, thường liên quan đến các vấn đề của mô. Một số cơn đau hông có thể bắt nguồn từ bộ phận khác trên cơ thể.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau hông. Do nó liên quan đến mối quan tâm lớn hơn về sức khỏe, điều quan trọng là bạn nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ.

Viêm khớp

Thoái hóa khớp OA thường được gọi là viêm khớp, sự thoái hóa sụn trong khớp dẫn đến viêm, đau nhức và thoái hóa xương. Viêm khớp háng là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt với người lớn tuổi. Nó thường xấu dần theo thời gian đi kèm sự hao mòn.

Do sụn không thể tái tạo, việc điều trị viêm khớp thường tập trung vào việc kiểm soát cơn đau, tăng cường khả năng vận động thông qua việc thay đổi lối sống, vật lý trị liệu và thuốc. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật với một số thủ thuật như thay khớp háng.

Người bị viêm khớp háng thường được khuyên tránh vận động nhằm hạn chế đau nhức thêm trầm trọng. Do đó, một tấm nệm cho người đau hông sẽ giảm áp lực cho khớp, liên kết cơ thể ổn định.

Mặc dù ít phổ biến hơn, các loại viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng và viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên cũng gây đau hông.

Chấn thương

Đây là tác hại trực tiếp dẫn đến khớp hông đau nhức. Bầm tím, trật khớp và gãy xương là những ví dụ điển hình nhất khi bạn bị ngã hoặc các tác động khác. Người lớn tuổi hoặc người gặp tình trạng xương mỏng như loãng xương có nguy cơ gặp vấn đề này cao hơn.

Các chấn thương thể chất khác có thể ảnh hưởng đến hông gồm căng, bong gân các cơ như cơ gấp hông, gân kheo, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, rách môi… Các vận động viên có nguy cơ mắc các vấn đề về hông nhất do các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc dùng khớp quá mức trong luyện tập.

Với hầu hết các chấn thương, điều quan trọng là không làm trầm trọng thêm các vấn đề về áp lực quá mức hoặc tư thế sai. Ngủ trên nệm quá mềm sẽ khiến cơ thể chìm xuống, làm căng mô quanh hông. Trái lại, nệm quá cứng lại tác động mạnh lên khớp.

tư thế ngủ

Dây thần kinh bị chèn ép

Các dây thần kinh mang tín hiệu giữa não và cơ thể. Nếu bị chèn ép hoặc tổn thương, nó có thể kích thích cảm giác bỏng rát, tê bì, đau nhức. Từ đó, các dây thần kinh bị chèn ép sẽ lan tỏa tới các bộ phận khác của cơ thể.

Đây được gọi là chứng đau đùi dị cảm, áp lực từ thần kinh chạy đến da đùi, dẫn đến đau nhức bao gồm cả phần xung quanh bên ngoài hông. Trong bệnh viêm xương cùng, các khớp xương cùng SI nối giữa xương chậu và cột sống có thể bị viêm, từ đó gây đau lan tỏa nhiều vùng.

Bên cạnh thuốc, nệm cho người đau hông có thể ngăn chặn sự chèn ép quanh khu vực dây thần kinh.

Các nguyên nhân khác

  • Mặc dù ít phổ biến, một số bệnh lý dưới đây có thể gây đau hông.
  • Một số bệnh nhiễm trùng quanh xương và khớp.
  • Các loại ung thư di căn.
  • Hoại tử xương hoặc hoại tử vô mạch.

03.

Tư thế ngủ có ảnh hưởng đến chứng đau hông không?

Tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau hông. Mỗi tư thế ngủ đều tạo ra những vùng dễ bị tổn thương, người ngủ nên tính đến chuyện này khi mua sắm.

Nằm nghiêng

Người nằm nghiêng tạo áp lực nhiều nhất lên vai và hông do các khớp chịu nhiều trọng lượng hơn, tác động trực tiếp lên nệm. Nếu nệm quá cứng, nó sẽ không thích ứng với những khu vực này, từ đó gây đau khớp, sai lệch cột sống. Nếu nệm quá mềm, các điểm áp lực sẽ chìm sâu, lệch hẳn so với phần còn lại của cơ thể.

Nằm sấp

Người nằm sấp dễ bị tổn thương quanh xương chậu và lưng dưới. Hầu hết mọi người dồn nhiều trọng lượng quanh bụng và khi nằm trên nệm mới khu vực đó có thể lún sâu vào trong. Do vậy, người nằm sấp có xu hướng thích nệm cứng hơn để nâng đỡ xương chậu.

nệm cho người đau hông

Nằm ngửa

Người nằm ngửa có nguy cơ bị đau thắt lưng. Nệm quá cứng không thể duy trì độ cong tự nhiên của lưng dưới. Tuy nhiên nệm quá mềm sẽ khiến lưng lún hình chữ U (rủi ro tương tự như người nằm sấp). Vị trí nằm sai lệch có thể gây đau nhức cơ, chèn ép dây thần kinh. Do đó,người nằm ngửa thường thích nệm cứng hơn để hỗ trợ xương chậu và vai.

Bên cạnh tư thế nằm, bạn cũng cần cân nhắc trọng lượng và hình dáng cơ thể. Người cân nằm ngửa hoặc nằm sấp không phù hợp với nệm mềm. Trái lại, người dưới 60kg không chìm quá sâu nên thích hợp với một tấm nệm êm ái.

 

04.

Nệm có thể gây đau hông không?

Nệm có thể gây đau hông nếu nó không hỗ trợ đúng cách. Nếu bạn nằm trên vết trũng, nó có thể gây kích ứng hoặc chèn ép dây thần kinh. Nếu cột sống không được giữ thẳng, cơ bắp và các mô sẽ không được thư giãn, gây căng thẳng, từ đó làm gián đoạn quá trình phục hồi cơ thể.

Tuy nhiên, nhiều khi cơn đau không phải chỉ xuất phát từ một nguyên nhân. Thách thức lớn nhất là xác định chứng đau hông có liên quan đến nệm hay không. Nếu bạn thấy cơn đau tồi tệ hơn khi rời giường và đỡ dần trong ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nệm có vấn đề.

 

05.

Khi nào nên thay nệm mới?

Đôi khi, một tấm nệm cũ nát có thể gây ra đau hông và các bộ phận khác. Sau nhiều năm sử dụng, nệm sẽ phát sinh các dấu hiệu hao mòn, làm giảm đáng kể khả năng hỗ trợ của nệm. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên cân nhắc một tấm nệm mới.

  • Bạn nhận thấy các vết hằn, cục u, sờn rách hoặc các dấu hiệu hao mòn khác.
  • Bạn dần lăn vào giữa nệm.
  • Bạn thấy nằm trên ghế dài hoặc nơi khác thoải mái hơn trên giường của chính mình.
  • Bạn đã mua nệm hơn 7 năm.
  • Bạn không nhớ lần cuối thay nệm là bao lâu.

Tuổi thọ nệm trung bình từ 6-8 năm tùy thuộc vào chất lượng và vật liệu. Nệm memory foam giá rẻ và nệm lò xo có thể kéo dài ít nhất 4 năm, trong khi nệm đa tầng, nệm cao su có thể kéo dài 9-10 năm.

 

06.

Loại nệm nào tốt nhất cho chứng đau hông?

Hiệu quả hỗ trợ bạn nhận được xác định bởi loại nệm sử dụng. 5 loại nệm phổ biến trên thị trường đều có ưu nhược điểm riêng. Mặc dù tính năng nhất quán, hiệu suất của bất kỳ sản phẩm nào phụ thuộc vào cấu tạo chi tiết.

Đa tầng

Lõi nệm đa tầng được làm từ lò xo túi độc lập. Bên trên các lò xo là hệ thống lớp tiện nghi dày đặc được làm từ nhiều loại chất liệu như lò xo micro, foam, cao su và các vật liệu dệt khác.

Sự kết hợp giữa các thành phần riêng biệt đem tới ưu điểm của nhiều loại nệm khác. Các cuộn lò xo cải thiện khả năng phản hồi, làm chậm hiện tượng chảy xệ và giảm áp lực hiệu quả cho cơ thể.

tư thế ngủ

Lò xo

Hệ thống lò xo là thành phần trung tâm của nệm lò xo. Mẫu nệm truyền thống này không có lớp thoải mái hoặc chỉ sử dụng vật liệu mỏng như foam, bông, polyester…

Hầu hết người bị đau hông không nhận được đủ sự hỗ trợ từ mẫu nệm lò xo cũ. Nhưng bằng cách kết hợp nệm lò xo và lớp chất liệu dày dặn, bạn sẽ có được tấm nệm đa tầng phù hợp với sở thích.

Cao su

Nệm cao su được làm từ mủ cây cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp. Với nệm thiên nhiên, cao su được sản xuất theo quy trình Talalay hoặc Dunlop.

Cao su nổi tiếng với độ bền cao, điều này có nghĩa người nằm dễ trở mình hơn, không chìm quá sâu xuống dưới. Đồng thời, chúng có khả năng nương theo từng đường cong cơ thể, hỗ trợ phần hông và giảm thiểu va đập tại các điểm chịu lực.

Foam

Nệm foam được làm từ memory foam, PU foam, cao su hoặc một số loại vải như bông, len, polyester. Foam tạo đường viền quanh cơ thể với độ nhạy cao nên thường được sử dụng trong lớp tiện nghi nệm lò xo và nệm đa tầng.

Nệm foam, đặc biệt là memory foam có khả năng giảm áp suất tuyệt vời dựa vào cách phân bổ đồng đều trọng lượng cơ thể. Điều này giúp giảm bớt các điểm áp lực, tăng cường liên kết cột sống.

 

07.

Lưu ý khi chọn mua nệm cho người đau hông

Nếu bạn xác định chiếc nệm hiện tại của bạn gây nên chứng đau hông, hãy sẵn sàng cho việc thay đổi. Bạn có thể tận dụng chi tiêu với những mẹo sau đây.

Topper

Topper nệm có thể thay đổi cảm giác nằm nệm với giá cả phải chăng hơn. Như tên gọi, topper tấm tăng tiện nghi được đặt trên nệm và dưới ga giường. Nó được cố định bằng dây đai, dây thun hoặc chun bọc. Độ dày topper thường dao động từ 5-20cm.

Foam là một trong những vật liệu topper phổ biến nhất. Nó được biết đến với khả năng ôm sát cơ thể, giảm điểm áp lực giúp cải thiện liên kết cột sống. Topper làm từ bông và cao su ít êm ái hơn.

Tuy phải chăng nhưng topper không sở hữu tất cả ưu điểm từ nệm mới. Ngoài ra, nếu nệm quá chảy xệ hoặc bị hao mòn rõ rệt, topper sẽ trùng theo.

topper

Thay đổi tư thế ngủ

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tính chất cơn đau hông, bạn có thể thay đổi tư thế ngủ. Nếu bạn nằm nghiêng và bị bầm tím hoặc viêm nhiễm, tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về bên còn lại sẽ giúp giảm đau.

Nếu bạn là người nằm ngửa hoặc nằm sấp trên nệm mềm, hãy thử chuyển qua nằm nghiêng. Nệm mềm cũng giảm áp lực tốt hơn và giữ lưng dưới thẳng hàng.

Mặt khác, việc thay đổi tư thế ngủ không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Nhiều người vô tình xoay trở lại tư thế cũ trong đêm. Khi này, việc thay đổi thói quen ngủ không có hiệu quả.

Phụ kiện ngủ

Cùng với nệm, một số phụ kiện như gối, khung giường giúp đem tới trải nghiệm giấc ngủ tốt nhất cho bạn. Nếu muốn hoàn thiện phòng ngủ, bạn có thể lấy một khung giường, gối mới cùng tấm nệm mới tinh.

Gối

Một chiếc gối phù hợp giúp nâng đỡ đầu cổ, là một phần quan trọng để có được giấc ngủ sâu dài. Loại gối và kích thước gối lý tưởng phụ thuộc vào một phần vào cảm giác nệm. Chẳng hạn, bạn nên chọn gối cao hơn nếu nằm trên nệm mềm.

Các khuyến nghị chung về sự kết hợp giữa độ cứng nệm và độ cao gối như sau:

Độ cứng mềm nệm

Độ cao gối đề xuất

Mềm – vừa mềm

Thấp

Trung bình

Trung bình

Cứng vừa – cứng

Cao

Tư thế ngủ cũng đóng vai trò quan trọng khi lựa chọn gối ngủ. Khoảng cách giữa đầu và nệm sẽ quyết định độ cao gối vừa vặn.

Tư thế nằm

Độ cao gối đề xuất

Tư thế nằm ngửa

Trung bình

Tư thế nằm nghiêng

Trung bình - cao

Tư thế nằm sấp

Thấp

Gối có thể mang lại sự thoải mái và hỗ trợ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Với chấn thương vật lý, một chiếc gối mỏng nhẹ sẽ đệm thêm cho bất kỳ vùng nhạy cảm nào, bao gồm cả hông.Người nằm tư thế thai nhi sẽ được hưởng lợi bằng việc kê gối giữa 2 đầu gối. Một số người nằm nghiêng thích dùng gối ôm nhằm giữ cơ thể không bị vặn vẹo, tránh căng cơ quanh lưng dưới và hông.

Mặt khác, người nằm ngửa có thể kê gối dưới đầu gối để giảm bớt áp lực lên thắt lưng. Tùy thuộc vào độ cứng nệm, người nằm sấp có thể dùng gối mỏng đặt dưới bụng hoặc ngực để giữ cơ thể thẳng hàng.

nệm cho người đau hông

Khung giường 

Bệ đỡ và khung giường có thể ảnh hưởng tới cảm giác về nệm. Nếu khung hoặc chân giường yếu, nệm có thể sớm chùng xuống, làm giảm sự hỗ trợ để chống lại cơn đau hông.

Khi chọn khung giường mới, điều cần thiết là phải kiểm tra với nhà sản xuất nệm. Nếu không sử dụng nền thích hợp, nệm hoàn toàn có thể giảm hiệu suất và mất hiệu lực bảo hành.

Một lựa chọn hấp dẫn cho người bị đau hông – lưng là giường tự điều chỉnh. Các khung giường này được trang bị động cơ cùng điều khiển từ xa cho phép nâng hạ phần đầu, chân giường. Một số mẫu còn tích hợp tính năng điều chỉnh nhiệt độ và massage.

Tuy nhiên, không phải tất cả loại nệm đều tương thích với giường tự điều chỉnh. Một số mẫu nệm lò xo bị hư hỏng nếu uống cong. Một số nệm foam hoặc nệm cao su mòn nhanh hơn nếu bị ép nén khi đặt lên mẫu giường này. Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra với nhà sản xuất trước khi sử dụng.

08.

Các tiêu chí chọn nệm cho người đau hông

Khi bắt đầu mua nệm mới, bạn có thể phải nhận biết hàng loạt thương hiệu, mẫu mà và khái niệm. Nếu không thể phân biệt rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng mua phải chiếc nệm làm cơn đau hông thêm trầm trọng.

Để đơn giản hóa mọi thứ, hãy tập trung vào một số yếu tố quan trọng. Những điều này sẽ thu hẹp danh sách của bạn để đi đến quyết định cuối cùng.

Cấu trúc nệm

Như đã giải thích ở phần trước, cấu trúc là chỉ số quyết định hiệu suất của nệm. Nếu bạn muốn nệm phù hợp với phần hông, hãy tìm loại nệm phù hợp với sở thích như độ bật nảy, khả năng điều chỉnh độ cứng hay bất kỳ tính năng khác.

Hỗ trợ khoanh vùng

Không phải tất cả các bộ phận trên cơ thể đều cần giải tỏa áp lực giống nhau. Do đó, bạn nên tìm kiếm mẫu nệm khoanh vùng cơ thể hiệu quả. Lò xo túi hoặc foam nâng đỡ hiệu quả hơn cho một số bộ phận nhất định như vai, hông… Các vật liệu độc đáo như memory foam tạo hiệu ứng tương tự thông qua khả năng ôm sát cơ thể.

tư thế ngủ

Vật liệu chất lượng

Nếu bạn muốn tấm nệm bền chắc và giảm đau nhức, điều quan trọng là tìm kiếm thành phần chất lượng trong tất cả các lớp nệm. Chỉ một lớp vật liệu kém cũng có làm giảm hiệu suất tổng thể.

Độ cứng mềm

Độ cứng mềm phù hợp là yếu tố quan trọng đảm bảo nệm vừa vặn với cơ thể cùng tư thế ngủ. Nó cũng cần thiết để đem tới sự thoải mái và đưa bạn chìm sâu vào giấc ngủ.

 

09.

Câu hỏi thường gặp

Loại nệm nào tốt cho người đau hông khi ngủ?

Nệm cho người đau hông tốt nhất sẽ cung cấp sự cân bằng giữa hỗ trợ và êm ái. Ngay cả việc tạo đường viền quanh hông cũng cải thiện liên kết cột sống, giảm bớt áp lực, nhất là với người nằm nghiêng. Tuy nhiên, chúng vẫn cần nâng đỡ đúng cách để ngăn cơ thể chìm quá mức.

Bạn tốt nhất nên chọn nệm có độ cứng mềm tương ứng với trọng lượng bản thân. Người nặng dưới 60kg thích nệm mềm, người 60-100kg thích nệm trung bình và người trên 100kg thích nệm cứng hơn.

Vị trí ngủ cũng là yếu tố cần xem xét. Người nằm nghiêng cần lớp đệm quanh hồng nên thường chọn nệm mềm đến trung bình. Trong khi đó, người nằm ngửa hoặc nằm sấp thích nệm trung bình đến cứng.

Nếu bạn chưa muốn mua nệm mới, hãy tính đến một tấm topper. Đó chính là biện pháp khắc phục hiệu quả tạm thời với chi phí phải chăng.

Nệm nào tốt nhất cho người nằm nghiêng bị đau hông?

Nằm nghiêng thường dẫn đến đau hông cùng các vấn đề khó chịu khác. Thực tế nó không liên kết cột sống hiệu quả như nằm ngửa hoặc nằm sấp. Khi này, nệm cần cân bằng giữa việc hỗ trợ và êm ái, đệm thêm cho vai hông.

Nệm foam thường có tác dụng giảm đau hông vượt trội do ôm sát phần hông. Nệm cao su tuy không ôm sát bằng nhưng nâng đỡ nhiều hơn. Do đó bạn nên tính toán trọng lượng cơ thể để chọn độ cứng nệm phù hợp.

Độ cứng mềm nào tốt cho người bị đau hông?

Mức độ cứng từ mềm đến trung bình thoải mái cho hầu hết người nằm. Tuy nhiên, nệm quá mềm hoặc quá cứng đều có thể làm bạn đau nhức hơn.

Độ cứng mềm tốt nhất phụ thuộc vào tư thế ngủ và trọng lượng cơ thể. Hãy nhớ người nằm nghiêng và người nhẹ cân thích nệm mềm đến trung bình. Trong khi đó, người nằm nghiêng hoặc nằm sấp nặng cân thích nệm từ trung bình đến thoải mái.

Nệm có thể gây đau hông không?

Một tấm nệm không phù hợp có thể làm trầm trọng thêm vùng cơ thể khó chịu. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trong lượng cơ thể, vị trí ưa thích cũng như cấu tạo nệm. Nằm trên nệm quá mềm dễ dẫn đến lún quá mức, gây đau hông ở vùng giữa. Trái lại, nệm quá cứng không đủ êm ái để giảm đau hông.

Người nằm nghiêng dễ đau hông hơn do tư thế cản trở việc điều chỉnh cột sống thích hợp. Điều này đúng với người trên 100kg. Nếu bạn nằm nghiêng và bị đau mãn tính, chúng tôi khuyên bạn nên dùng nệm hỗ trợ tốt ở phần ở giữa. Người nằm ngửa và nằm sấp bị đau hông cũng được hưởng lợi từ sản phẩm này dù 2 tư thế này ít ảnh hưởng đến liên kết cột sống hơn.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn sẽ tìm được cho bản thân tấm nệm ưng ý nhất. Để được giải đáp mọi thắc mắc và đặt mua chăn ga gối đệm nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Changagoidemdep.vn theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng gần nhất.

 By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Hướng dẫn chọn nệm cho người đau hông

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Top 10 mẫu chăn ga gối trẻ em khiến bé thích mê
Top 10 mẫu chăn ga gối trẻ em khiến bé thích mê
13-12-2023, 4:26 pm     112
Bộ chăn ga gối trẻ em với màu sắc tươi tắn cũng nhiều hình thù đáng yêu, ngộ nghĩnh sẽ giúp bé phát triển khả năng quan sát và kích thích sự sáng tạo của bé
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
[Bật mí] Nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon và tốt cho sức khỏe
08-12-2023, 5:07 pm     175
Nếu bạn đang phân vân không biết nên nằm gối mềm hay gối cứng để ngủ ngon giấc và tốt cho sức khỏe thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay thắc mắc này!
[Hỏi đáp] Nên mua nệm dày bao nhiêu cm là tốt nhất cho sức khỏe?
[Hỏi đáp] Nên mua nệm dày bao nhiêu cm là tốt nhất cho sức khỏe?
01-12-2023, 9:57 am     156
Lựa chọn độ dày nệm phù hợp giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ mà và bảo vệ sức khỏe của người nằm. Xem ngay để biết nên mua nệm dày bao nhiêu để tốt cho sức khỏe
Hướng dẫn chọn nệm tốt nhất cho bệnh viêm khớp
Hướng dẫn chọn nệm tốt nhất cho bệnh viêm khớp
16-10-2021, 10:34 am     644
Viêm khớp là tình trạng bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến các khớp trên cơ thể. Nệm phù hợp giúp giảm đau viêm khớp, trong khi đệm tồi sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng.
Cách chọn mua đệm tốt cho sức khỏe
Cách chọn mua đệm tốt cho sức khỏe
19-05-2022, 4:49 pm     632
Bạn cảm thấy thế nào khi nằm đệm ngày hôm nay? Đó có thể là lò xo kêu cót két khi bạn trở mình. Hãy tiếp tục đọc để biết thêm chi tiết về những điều cần cân nhắc khi mua đệm tốt.
Cách chọn mua nệm đóng hộp chi tiết và hiệu quả
Cách chọn mua nệm đóng hộp chi tiết và hiệu quả
16-06-2021, 3:35 pm     960
Các mẫu nệm đóng hộp dần trở nên phổ biến với người tiêu dùng trong những năm gần đây. Hướng dẫn dưới đây sẽ thảo luận về các loại nệm đóng hộp khác nhau và điều cần cân nhắc cho người mới mua lần đầu.
Đánh giá

125 đánh giá

messenger