Chăn ga gối là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên không gian ngủ thoải mái. Với đủ vật liệu, kiểu dệt, việc tìm kiếm có thể trở thành quá trình phức tạp và khó khăn.
Cách chọn ga giường và vỏ gối
Chất liệu vải
Nguyên liệu tốt thực sự quan trọng đối với một bộ sản phẩm chất lượng. Ngay cả khi bạn có tấm đệm tốt nhất, chất lượng, chất liệu của bộ đồ giường có thể phá vỡ mọi thứ. Cách bạn chọn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đệm, bạn ngủ nóng hay mát, cách chăm sóc sản phẩm.
Cotton
Cotton mềm mại và thoáng khí tự nhiên. Bông là loại sợi phổ biến nhất được dùng để làm chăn ga gối đệm. Cây bông tạo quả và chứa ít nhất 200.000 sợi riêng lẻ. Do đó, bạn đều có thể tìm thấy xơ ngắn, xơ dài hoặc xơ cực dài.
Ưu điểm
- Dễ giặt sạch. Drap, vỏ gối cotton thường dễ chăm sóc, mềm đi theo thời gian.
- Thoáng khí. Chất liệu này thoáng khí tự nhiên, giúp bạn luôn mát mẻ vào ban đêm.
- Hoàn toàn tự nhiên. Nếu lo lắng về môi trường, nhiều công ty tìm kiếm các chứng nhận hữu cơ và thân thiện với môi trường.
Hạn chế
- Chi phí. Bông chất lượng cao thường khá đắt.
- Độ bền. Sợi tự nhiên có thể bị mòn nhanh hơn.
Các loại cotton
- Cotton Ai Cập: Chất liệu cao cấp thường thấy ở những tấm vải đắt tiền. Các sợi vải thường dài hơn và số lượng chỉ nhiều hơn.
- Bông Pima: Chất liệu này thường được trồng ở Mỹ, Peru hoặc các nước Nam Mỹ khác. Nó có sợi cực dài và chất liệu đặc biệt mềm.
- Bông vùng cao: Bởi vì nó tương đối rẻ hơn so với bông Ai Cập và bông Pima. Bông vùng cao là chất liệu phổ biến nhất được sử dụng trong chăn ga gối đệm. Hầu hết loại bông vừng cao đều là loại bông ngắn, hơi thô so với các giống bông khác.
Polyester
Polyester là loại vải tổng hợp bền chắc mô phỏng sự mềm mại và trong lượng bông. Nó có thể được pha trộn với các sợi khác như cotton, rayon để tạo ra vật liệu pha trộn hoặc dệt mịn thành sợi nhỏ.
Ưu điểm
- Ít tốn kém hơn. Polyester tốn ít chi phí sản xuất hơn nên không đắt như cotton.
- Bề chắc hơn. Polyester bền hơn các vật liệu tương đương khác.
- Dễ dàng chăm sóc. Vật liệu này dễ giặt, dễ làm khô.
Hạn chế
- Ít thoáng khí. Polyester không thoáng khí như các chất liệu tự nhiên.
- Không thân thiện với môi trường. Việc sản xuất vật liệu này không tốt cho môi trường.
Sợi microfiber
Đúng như tên gọi, sợi microfiber được tạo ra từ sợi dệt mịn. Sợi nhỏ phải có độ dày cụ thể và được làm từ polyma polyester, nylon hoặc bột gỗ.
Ưu điểm
- Độ bền. Vải sợi microfiber thường có kiểu dệt chặt chẽ, ít bị xé rách.
- Trọng lượng nhẹ. Bộ chăn ga gối đệm nhẹ, thoáng mát, mang lại cảm giác thoáng khí dễ chịu vào ban đêm.
Hạn chế
- Tạo tĩnh điện. Đặc tính này hút lông thú cưng và sợi quần áo do lực ma sát ở khu vực tiếp xúc.
- Khó làm sạch. Sợi microfiber có khả năng thấm hút cao khi bị tràn.
Lyocell
Giống như polyester, lyocell là loại vải tổng hợp bắt chước độ mềm của bông. Lyocell yêu cận xử lý hóa học ít hơn so với các loại sợi tổng hợp và tự nhiên khác. Một số người coi nó là lựa chọn thân thiện với môi trường hơn dù dù không xuất phát tự nhiên hay hữu cơ.
Ưu điểm
- Chống lão hóa. Lyocell không bị lão hòa, mài mòn và ảnh hưởng từ mặt trời.
- Tự phân hủy sinh học. Mặc dù nó không phải chất hữu cơ nhưng vẫn phân hủy tốt.
- Bền chặt. Lyocell không dễ bị mài mòn.
Hạn chế
- Dễ bị nấm mốc. Khi bạn đặt vải ở nơi ẩm ướt, tối tăm.
- Thấm hút nhiều. Điều này khiến việc dọn dẹp chất tràn ra trở nên khó khăn.
Bamboo
Thuật ngữ bamboo dễ gây hiểu lầm khi được sử dụng trong hàng dệt may. Chất liệu không làm trực tiếp từ tre. Thay vào đó, bột tre được xử lý hóa chất để tạo sợi rayon-viscose tổng hợp.
Ưu điểm
- Không gây dị ứng. Các tấm bamboo tự nhiên không gây dị ứng, kháng khuẩn tốt. Điều này có nghĩa bạn không phải lo lắng về vấn đề dị ứng với dòng vải này.
- Thoải mái. Loại vải này mềm, bồng bềnh tương tự vải lyocell. Bạn có thể tận hưởng cảm giác ấm cúng hơn cả.
- Bền chắc. Những tấm bamboo có tuổi thọ cao hon một số loại khác. Chúng không thấm hút nhiều, giữ màu sắc tươi sáng và không thấm dầu trên da.
Hạn chế
- Đắt. Chất liệu ga giường, vỏ gối này thường có giác cao hơn so với cotton.
- Không thân thiện với môi trường. Bamboo cần nhiều hóa chất và năng lượng để xử lý hơn lyocell. Do đó, vải ít thân thiện với môi trường hơn.
Lụa
Tơ là loại protein tự nhiên do tằm tiết ra. Sợi tơ tằm có thể dệt thành loại vải sang trọng, mát, thoáng khí, không gây dị ứng và đặc biệt nhẹ.
Ưu điểm
- Chống co nhăn. Lụa không dễ bị nhăn như các chất liệu tương đương.
- Mạnh mẽ. Tơ là một trong những sợi tự nhiên bền nhất. Nó không dễ bị hao mòn hay sờn rách.
- Sang trọng. Loại vải này cực kỳ mềm mại, ấm áp cho làn da.
Hạn chế
- Dế bám bẩn. Ánh nắng mặt trời và nước ảnh hưởng khá nhiều tới vật liệu này.
- Đắt. Lụa không hề rẻ.
Lanh
Vải lanh là loại sợi tự nhiên được sản xuất từ cây lanh. Nó đặc biệt thoáng khí, nhẹ nhưng cứng và thấm hút hơn cotton.
Ưu điểm
- Đặc biệt thoáng mát. Vải lanh tự nhiên rất mát, giúp bạn không bị bí bách.
- Độ bền. Bộ chăn ga gối đệm ngày càng bền hơn sau thời gian sử dụng và giặt giũ.
- Thiết kế mộc mạc. Nhiều người yêu thích vẻ ngoài nhàu nhĩ của nó.
Hạn chế
- Cảm giác thô hơn. Vải lanh không mềm như bông hoặc các chất liệu khác.
- Kém đàn hồi. Chất liệu này không phải rất đàn hồi, khá dễ nhăn.
- Mức giá cao. Do quy trình dệt phức tạp, vải lanh có xu hướng đắt hơn một chút.
Kiểu dệt vải
Chất liệu được dùng trên ga trải giường và vỏ gối quan trọng không kém kỹ thuật dệt. Khi một nhà sản xuất đặt các vật liệu khác cạnh nhau, họ phải quyết định kiểu dệt.
Dựa vào kiểu dệt, bạn có thể xác định được hình dạng và độ bền vải. Một số vật liệu tốt hơn với một số kiểu dệt nhất định. Chẳng hạn, lụa thường được kết hợp với kiểu dệt satin.
Dưới đây là một số kiểu dệt chính
Dệt trơn
Percale hay kiểu dệt trơn là loại vải được dệt chặt chẽ và tuân theo tỷ lệ 1-1 nghiêm ngặt. Chất liệu mềm và có bề mặt mờ. Kiểu dệt đan chéo này giúp kết nối các sợi dệt chặt chẽ, ngăn ngừa hao mòn.
Tuy nhiên, loại vải chăn ga gối đệm này dễ nhăn hơn và phát ra âm thanh sột soạt.
Sateen
Kiểu dệt satin có tỷ lệ sợi dọc nhiều hơn sợi ngang. Trong một số trường hợp, tỷ lệ 4 trên 1 dưới tạo ra kiểu dệt lỏng hơn. Kiểu dệt này thường mịn và chống nhăn. Sateen cũng có độ sáng bóng tốt hơn dệt trơn.
Mặt khác, dệt satin dễ bị vón và kém bền hơn.
Twill
Kiểu dệt chéo Twill không giống satin hay dệt trơn. Các sợi ngang được đưa luồn dưới các sợi dọc 1-2 sợi 1 lần. Sau đó, sợi được thả xuống để tạo một bước giữa các hàng tạo nên dạng chéo.
Kiểu dệt đan chéo tốt hơn các vật liệu cồng kềnh, bền chắc hơn. Số lượng nhiều tăng khả năng chống nước và không khí tốt hơn.
Nỉ mỏng
Vải dệt flannel còn gọi là nỉ mỏng, dạ mỏng có độ dày dặn, mềm và ấm áp. Vải dệt kiểu nỉ rất chặt chẽ và được đo bằng GSM (gam trên mét vuông). Trong khi vải flannel trước những năm 1950 luôn được làm từ vật liệu nặng như len, flannel giờ đây thường làm từ bông hoặc sợi tổng hợp.
Chúng thấm hút mồ hôi tốt nhưng không lý tưởng cho các vật liệu tốt.
Jersey
Nhiều khách hàng ưa dùng kiểu dệt jersey trên chăn drap và gối. Nó đem lại cảm giác mềm mại, thoải mái hơn. Phương thức này đôi khi gọi là kiểu dệt trơn với các đường dọc phẳng ở mặt trước.
Mặc dù chúng đẹp và co giãn tốt nhưng rất dễ bị chảy khi có sợi đứt.
Số lượng và trọng lượng vải
Số lượng chỉ tốt nhất cho mỗi chất liệu
- Bông Ai Cập: 300-400 sợi.
- Bông Supima: 200-400 sợi.
- Percale: 250-300 sợi.
- Satin: 300-600 sợi.
- Bamboo: Trên 300 sợi.
- Lanh: 100-200 sợi.
Đánh giá trọng lượng như chỉ số chất lượng
Mặc dù số lượng chỉ quan trọng nhưng nó không phải là chỉ số chất lượng phù hợp cho tất cả loại vải và vật liệu. Các chất liệu như tơ, jersey, flannel, microfiber quan trọng trọng lượng hơn số lượng chỉ.
Kích thước
Mọi người hẳn đã từng gặp phải vấn đề ga giường không vừa vặn với đệm. Thật may mắn thay, có nhiều cách ngăn điều này xảy ra trong tương lai. Hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra độ dày đệm và độ dày ga giường muốn mua.
Các tiêu chí đánh giá khác
Ngoài những điều trên, các tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất trong quá trình mua sắm chăn ga gối đệm.
- Độ bền: Hãy đảm bảo bộ đồ giường dùng đủ lâu để không phải lo về vấn đề hao mòn. Đảm bảo vải không bị ảnh hưởng quá nhiều do chu kỳ giặt và sấy khô thường xuyên.
- Điều hòa thân nhiệt: Chất liệu thoáng khí, mát mẻ hoặc trung tính về nhiệt độ. Hãy đảm bảo bạn không bị quá nóng vào ban đêm.
- Thoải mái và cảm nhận: Kết cấu linh hoạt và mềm mại cho phép người ngủ di chuyển dễ dàng vào ban đêm. Không gây trầy xước hay kích ứng da cũng rất quan trọng.
- Làm sạch: Tối giản hóa việc chăm sóc sản phẩm. Vải cần dễ dàng giặt sạch mà không cần bảo dưỡng quá nhiều.
- Vừa vặn: Chăn, drap cần ôm các góc giường một cách vừa vặn, không bị giật các cạnh hoặc cảm thấy quá lỏng lẻo.
Cách lựa chọn ruột chăn
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét ruột chăn. Vật liệu bọc ngoài và phần lấp đầy tại sự khác biệt lớn ở đây và chúng ta sẽ xem xét yếu tố lý tưởng cho từng loại.
Theo định nghĩa, ruột chăn là tấm vải nhồi đầy lông tơ, lông vũ, len hoặc sợi tổng hợp. Tất cả bốn mặt ruột đều được khâu hoặc chần bông để ngăn vật nhồi thoát ra.
Mặt khác, ruột chăn gồm 2 bộ phận là phần nhồi và vỏ ruột. Vật liệu nhồi như tấm chăn bông được làm từ sợi tổng hợp hoặc lông tơ.
Chất liệu vỏ ngoài
Chất liệu vỏ chăn bông là phần bên ngoài mà bạn tiếp xúc. Hầu hết ruột chăn không có lớp vỏ bọc bên ngoài mà được khâu kín.
- Cotton: Cotton là chất liệu thường thấy ở vỏ ngoài. Các loại cotton phổ biến nhất là bông Ai Cập, Pima và vùng cao. Từ lâu, cotton đã phổ biến bởi chất lượng và độ bền.
- Lụa: Lụa là lớp vỏ bọc bên ngoài khá phổ biến nhưng bạn có thể tìm thấy nó trong sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, nó khó giặt, chịu nhiệt kém và dễ hỏng bởi nước.
- Cotton Poly: Sự pha trộn này thường thấy ở ruột chăn. Ưu điểm của cả 2 vật liệu đem tới nhiều lợi ích cùng giá cả phải chăng hơn. Bạn sẽ phải ít hơn mà vẫn nhận được chất lượng khá tương đồng. Tất nhiên với tỷ lệ cotton đủ cao.
Vật liệu nhồi
Vật liệu nhồi là những gì làm đầy bên trong ruột chăn. Lớp nhồi này thường xác định bằng cảm giác ấm áp và mềm mại.Trong khi bông là vật liệu phổ biến nhất thì lông ngỗng, lông vịt, len cũng được sử dụng.
- Lông ngỗng: Thuật ngữ “lông tơ” dùng để chỉ bộ lông mềm mại mọc bên dưới lông ngoài dài, thô của ngỗng. Nó có xu hướng mềm và nhẹ hơn lông ngoài. Và nó cũng đắt hơn các chất liệu khác.
- Lông vịt: Lông vịt tương tự như ngan nhưng vẫn có một số điểm khác biệt. Nó được lấy từ loài gia cầm nhỏ hơn với chi phí mua thấp hơn.
- Lông nhân tạo: Lông nhân tạo được làm từ polyester mô phỏng độ mềm mịn của lông tơ tự nhiên. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho người lo ngại về đạo luật bảo vệ động vật hoặc muốn có lựa chọn thân thiện với môi trường hơn.
- Bông: Bông là chất độn phổ biến của chăn bông. Đó có thể là bông tự nhiên hoặc bông PE. Về mặt tích cực, nó nhẹ nhàng, ít tốn kém hơn so với lông vũ song lại không ấm bằng.
- Lông cừu: Chất liệu này đặc biệt ấm để xua đi giá lạnh đại hàn.
- Lụa: Lụa được dệt từ những sợi tơ tằm chắc chắn. Đây là chất liệu sang trọng và cực kỳ mềm mại. Mặc dù đôi khi nó được tìm thấy trong ruột chăn nhưng không phổ thông lắm.
Tiêu chí đánh giá ruột chăn chất lượng
- Chất lượng vỏ: Đánh giá cảm giác của vỏ hoặc bên ngoài ruột trên da bạ. Tỷ lệ mức chất lượng các sợi đã sử dụng để làm ra nó.
- Chất lượng vật liệu điền: Xem chất liệu lấp đầy hoặc vật liệu trong êm ái hay không.
- Ấm áp: Đánh giá mức độ ấm áp của ruột bông. Trong khi một số loại giữ ấm hiệu quả thì số khác cần đắp thêm nhiều lớp để giữ ấm.
- Khả năng thoáng khí: Sự luân chuyển không khí giúp người nằm không quá nóng. Chất liệu thoáng khí tốt cũng loại bỏ hơi ẩm hiệu quả.
- Độ bền: Hãy tính toán thời gian sử dụng chăn. Hầu hết các sản phẩm có tuổi thọ khoảng 15 năm.
- Làm sạch: Xác định các mức độ vệ sinh khác nhau. Đồng thời, đo lường xem mức độ ruột bông ra sao.
Cách lựa chọn vỏ chăn
Khi đã chọn được một chiếc ruột chăn, bạn có thể muốn bảo vệ nó. Vỏ chăn giúp việc giặt giũ trở nên dễ dàng hơn và bạn không cần phải vệ sinh ruột bông thường xuyên.
Nguyên vật liệu
- Cotton: Sự mềm mại giúp chất liệu này trở thành 1 trong những loại vỏ chăn được ưa chuộng nhất. Vật liệu này bền lâu nhưng có chút hạn chế về giữ ẩm. Hãy tìm bông sợi dài như bông Ai Cập.
- Lanh: Sợi lanh có độ thô tự nhiên nhưng rất thoáng khí, giữ nếp theo thời gian. Loại vải này tạo cảm giác nặng nề, thô và dễ bị nhăn. Chúng phù hợp với hầu hết các mùa.
- Bamboo Rayon: Chất liệu này làm từ sợi tre. Sợi bền, mịn và thoáng khí. Một số loại vải được pha trộn với sợi khác như polyester, cotton để tạo cảm giác mượt mà hơn.
- Polyester: Chất liệu tổng hợp này có kiểu dáng đẹp và co giãn. Mặc dù vậy nó không thoáng khí như cotton và vật liệu tự nhiên khác. Nếu bạn từng sở hữu vỏ chăn microfiber thì nó thường được làm từ polyester.
- Hỗn hợp: Vật liệu pha trộn tạo ra sản phẩm ít tốn kém hơn nhưng cung cấp lợi ích của cả 2. Hỗn hợp cotton – lanh có giá thấp hơn vải lanh nguyên chất và thoải mái hơn. Đó là lý do sự kết hợp này cực kỳ phổ biến.
- Chất liệu hữu cơ: Bộ đồ giường hữu cơ quan trọng đối với người muốn cải thiện môi trường. Các chất liệu tự nhiên như bông, lanh là lựa chọn tốt để bắt đầu. Bạn cũng có thể tìm kiếm chứng nhận tự nhiên cho chất liệu này.
Kiểu dệt
- Dệt trơn (percale): Kiểu dệt này được tạo ra khi sợi dọc quấn quanh sợi ngang khác. Dệt trơn không mịn như satin nhưng mát, mềm và sắc nét hơn.
- Sateen: Kiểu dệt này tạo nên kiểu dáng đẹp, bề mặt mịn.
- Twill: Kiểu dệt đan chéo đem lại cảm giác thô hơn bông. Cách dệt Twill sử dụng họa tiết đường chéo. Một số nhà sản xuất xử lý hoặc giặt vải dệt thoi để làm cho nó mềm mại hơn mà không thay đổi kết cấu.
- Satin: Kiểu dệt này sang trọng và mềm mại nhưng không bền lắm. Loại vải này thường được làm từ lụa.
- Jersey: Chất liệu này được dệt kim thay vì dệt thoi. Nó ấm cúng như chiếc áo thun bạn thường mặc. Vải này dùng được trong tất cả các mùa mặc dù dễ vón cục và hơi mỏng.
Cách lựa chọn chăn
Một số người thích nằm đè trên 2 mép chăn để ấm trong khi số khác thích để nó tự nhiên. Dù nằm cách nào, chăn có kích thước lớn hơn đệm một chút dễ chịu hơn cả.
Chất liệu
- Cotton: Cotton là lựa chọn phổ biến nhất cho chăn hè. Do độ bền tương đối, cotton có thể giặt bằng máy. Tuy nhiên, chúng không thích hợp với nhiệt độ trung bình nằm. Tùy thuộc vào kết cấu, chúng có thể quá mát hoặc quá ấm vào thời điểm nhất định trong năm.
- Len: Len tự nhiên lấy từ cừu lông dày và có độ bền cao. Vật liệu cũng loại bỏ độ ẩm và cung cấp nhiệt độ trung tính đặc biệt. Nó giữ ấm trong mùa đông và thoáng khí trong thời tiết ấm áp. 2 nhược điểm đáng chú ý nhất là dị ứng len tự nhiên và giá cả đắt đỏ.
- Cashmere: Chất liệu này được lấy từ dê, không phải cừu. Nó nhiều đặc tính giống len. Tuy nhiên, chăn Cashmere thường đắt hơn nhiều so với len lông cừu.
- Polyester: Chăn Pe được xem là giải pháp thay thế giá rẻ cho chăn làm từ cotton. Chúng mang lại sự mềm mại và độ bền tương đương. Tuy nhiên, polyester không thoáng khí như cotton và cũng là chất dẫn điện tĩnh.
- Lông cừu nhân tạo: Đây là phiên bản tổng hợp của lông cừu tự nhiên. Nó rẻ hơn mà không làm giảm độ ấm hay mật độ sợi. Đây là thay thế tốt cho người bị dị ứng. Tuy nhiên, nó có thể quá ấm vào những thời điểm nhất định trong năm.
- Acrylic: Đây là chất tổng hợp thay thế cho len hoặc cashmere. Nó ấm áp và không gây dị ứng. Chất liệu này cũng nhẹ hơn nhiều loại sợi khác và có xu hướng rẻ hơn. Tuy nhiên, acrylic khá giống polyester ở khả năng tĩnh điện. Sự hao mòn ở bề mặt hình thành các cục vón ở bề mặt.
Kiểu dệt
- Flat: Kiểu dệt này có thể chặt chẽ hoặc lỏng lẻo tùy thuộc vào quy trình. Vải có bề mặt đồng đều, hơi thô, ít hoặc không vón cục. Flat có xu hướng nặng và bền hơn.
- Thermal: Loại vải dệt này lỏng hơn, tạo ra tấm chăn thoáng khí với kết cấu tổ ong. Thermal thường được dùng dệt chăn.
- Sateen: Quy trình dệt sateen cho chăn tương tự đối ga giường. Theo đó, tỷ lệ trên dưới của sợi dọc và sợi ngang lớn hơn 1:1. Cấu trúc lỏng lẻo này tạo ra chất vải mát hơn.
- Jacquard: Thuật ngữ này chỉ một loại khung dệt chuyên dụng để tạo họa tiết trực tiếp lên vải mà không cần in hay thêu. Những họa tiết này khá đa dạng từ đơn giản đến cầu kỳ. Dệt Jacquard cũng được dùng trong một số loại trang phục.
- Percale: Mặc dù quy trình này phổ biến hơn ở drap giường nhưng chăn percale cũng rất chặt chẽ và đặc biệt mềm mại.
Kết luận
Vào cuối ngày, chỉ có một điều quan trọng nhất về giường ngủ. Đó chính là sự thoải mái và giấc ngủ ngon. Hãy đánh dấu bước chọn lựa chọn ga gối đệm của bạn bằng chất liệu dệt. Ghi nhớ cảm giác và chất liệu phù hợp với lối sống, nhu cầu đơn giản hóa quá trình gấp nhiều lần.
Độ sâu ga giường đảm bảo sự vừa vặn với đệm nằm. Bạn sẽ không phải thất vọng nếu đã đo đệm và mua đúng kích cỡ. Và đừng quên bông, len, lụa hay lanh đề có ưu nhược điểm riêng. Điều quan trọng nhất là tìm được thứ bạn thích.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được bộ sản phẩm ưng ý nhất. Để được tư vấn và đặt hàng, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Changagoidemdep.vn.
By Ngọc Nguyễn